| Hotline: 0983.970.780

Tiên phong cấy lúa bằng máy

Thứ Tư 15/01/2014 , 10:59 (GMT+7)

Vụ ĐX 2013-2014, anh Nguyễn Thọ (46 tuổi) ở thôn Nam Thuận, xã Bình Chương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), một nông dân SX giỏi nhiều năm liền đã tiên phong thuê máy về cấy lúa.

Vụ ĐX 2013-2014, anh Nguyễn Thọ (46 tuổi) ở thôn Nam Thuận, xã Bình Chương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), một nông dân SX giỏi nhiều năm liền đã tiên phong thuê máy về cấy lúa.

Trước đó, năm 2010, anh Thọ đã tự bỏ 30 triệu đồng để thuê cơ giới khai thông lại con mương giúp bà con SX, không để hoang phí diện tích 10 ha ở cánh đồng thôn Nam Thuận. Bù lại, địa phương giao cho anh 1,2 ha đất trũng, cỏ lát mọc um tùm để khai hoang SX trong 5 năm. Tiếp đó, anh bỏ ra hàng chục triệu đồng khai thông mương thoát cho cánh đồng ngập úng còn lại của xã và được giao đất ngắn hạn để SX. Đến nay, diện tích đất lúa ruộng trũng của anh trên 4 ha.


Cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Bình Sơn kiểm tra mạ khay

Trong những năm qua, với 4 ha ruộng trũng này không thể gieo sạ mà phải cấy bằng tay. Tốn nhiều nhân công, bình quân chi phí công cấy, bắc mạ và lúa giống hết khoảng 500.000 đồng/sào. Được sự giới thiệu của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi, anh Thọ đã liên hệ với Cty CP Sản xuất & Thương mại Việt Thành để thuê 2 máy cấy (bao gồm 1.100 khay nhựa và 2 máy gieo mạ).

Ngày 9/1, anh Thọ tổ chức cấy lúa bằng máy trên đồng ruộng trũng đã làm không ít người ngạc nhiên bởi lâu nay họ chỉ biết cấy hay gieo sạ bằng tay. Nay máy móc có thể làm thay người...

Trước đây, anh phải chạy đôn chạy đáo đi tìm người thuê cấy. Rồi phải tiến hành cấy sao cho đảm bảo đúng ngày, đúng lịch thời vụ, chứ nếu dời ngày là sẽ không có đủ nhân công. Nhưng nay cấy bằng máy thì anh dự định chỉ trong 2 ngày là cấy xong 80 sào như chơi. Thường tập quán cũ người ta gieo sạ thường 5 - 6 kg lúa giống/sào. Nhưng với biện pháp cấy bằng máy anh Thọ chỉ gieo mạ khay có 1,5 kg lúa giống/sào.

Chiếc máy chỉ cần 1 người cầm lái và 2 người tiếp mạ, mỗi ngày có thể cấy được 1 ha. Chiếc máy nhỏ, gọn, đơn giản có mật độ cấy vừa từ 1 - 2 tép/bụi, cấy 4 hàng, mỗi hàng cấy nhau 30 cm.

Theo anh Thọ, chi phí cho cấy máy khoảng 165.000 đồng/sào, công làm mạ và lúa giống hết khoảng 135.000 đồng/sào; tổng cộng khoảng 300.000 đồng/sào. So với cấy bằng tay thì lợi hơn 200.000 đồng/sào. Còn về hiệu quả kinh tế thì phải chờ đến cuối vụ mới hạch toán. Nhưng cái lợi trước mắt là anh không phải chạy đôn chạy đáo để thuê công lao động như trước đây nữa.

Được biết, anh Thọ cũng là người tiên phong trong việc sử dụng máy gặt đập liên hợp. Năm 2012 anh đã đầu tư trên 250 triệu đồng mua lại 1 chiếc máy gặt đập liên hợp để gặt lúa cho gia đình và các hộ dân trong xã.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hồi sinh giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Hải Dương Giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn sau phục tráng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với nếp cái hoa vàng thông thường.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất