| Hotline: 0983.970.780

Tiên phong nuôi heo VietGAHP

Thứ Tư 11/09/2013 , 10:12 (GMT+7)

Nói đến HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong TPHCM (với 14 trang trại lớn), người ta nghĩ ngay đến hệ thống liên kết chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP đầu tiên tại phía Nam.

Nói đến HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong TPHCM (với 14 trang trại lớn), người ta nghĩ ngay đến hệ thống liên kết chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP đầu tiên tại phía Nam.

Sự thành công mang tính tiên phong này gắn với những nghiên cứu, chuyển giao TBKT mới trong chăn nuôi heo an toàn sinh học của PGS.TS Lã Văn Kính, GĐ Phân viện Chăn nuôi Nam bộ (Viện Chăn nuôi) và các cộng sự…

Sau khoảng nửa giờ chạy bon bon trên QL 22 từ khu vực An Sương (Q 12) đi xuống vùng đất thép Củ Chi, chúng tôi rẽ vào con đường mang tên 702 trải nhựa phẳng lì thuộc xã Thái Mỹ. Mất thêm khoảng 5 phút, chiếc xe đậu ngay trước cánh cổng sắt bề thế cao không dưới 4 mét còn thơm mùi sơn mới. Anh bạn đi cùng nói: “Đến biệt thự nuôi heo của anh Luận rồi!”.

Cánh cổng sắt mở ra, chúng tôi khá ngỡ ngàng vì trước mắt hiện ra một tòa biệt thự bề thế, xung quanh có thảm cỏ, hồ nước, ghế đá…, y như khu nhà “đại gia” Phú Mỹ Hưng nổi tiếng ở Q 7 (TPHCM).

Người gác cổng hướng dẫn mọi người ngồi vào căn chòi đá nằm ngay giữa sân, rồi tất tả vào trong tìm gia chủ. Từ phía sau nhà, anh Luận ăn mặc tuềnh toàng theo đúng chất Nam bộ, bước ra chào hỏi rồi nói: “Mừng quá, giá heo đang tăng lên khoảng 45.000 đ/kg. Cứ thế này thì 4.000 heo thịt trong chuồng sẽ “ngon lành” đây…!”. Thấy khách cứ tấm tắc khen ngôi nhà bề thế, anh Luận cười bảo: “Tất cả cũng từ nuôi heo VietGAHP mà ra đấy”.

Cách đây chừng 10 năm, dù là người sở hữu trang trại heo bề thế có tiếng của đất Củ Chi (rộng 2 ha), anh Luận cũng chưa mấy quan tâm đến việc chăn nuôi an toàn sinh học. Từ chuồng trại, con giống, kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh, đến môi trường xung quanh đều áp dụng theo kiểu kinh nghiệm “gia truyền” khiến chi phí tăng cao, mà năng suất và sản lượng thịt đạt thấp, dịch bệnh “ghé thăm” thường xuyên.

“Từ năm 2006 tôi bắt đầu tham gia dự án chăn nuôi heo an toàn sinh học và đã có thay đổi rất lớn trong cách nghĩ, cách làm để tạo dựng thương hiệu cho trại heo Thống Nhất...!”. Cứ thế, anh hỉ hả nói về quá trình chuyển đổi của mình. Từ việc đầu tư nhập giống chất lượng cao, bố trí sắp xếp lại chuồng trại (hố khử trùng, khu nhà tắm, đường đi nội bộ, hầm biogas xử lý chất thải, đồng phục bảo hộ lao động…), đến việc chủ động xét nghiệm và tiêm phòng tất cả các dịch bệnh nguy hiểm (tai xanh, LMLM, dịch tả, sảy thai truyền nhiễm…); đặc biệt là nguồn thức ăn luôn được xét nghiệm an toàn tuyệt đối với chất cấm.

“Các anh biết không, sướng nhất là cái tâm của mình vui vì trang trại của tôi “cấm cửa” tất cả các chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng!”, anh Luận hỉ hả nói.

Sau vài giờ san sẻ niềm vui với anh Luận, chúng tôi tiếp tục tìm đến trại chăn nuôi heo VietGAHP Gia Phát của anh Trần Quốc Thắng ở ấp 8, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Lại thêm một bất ngờ nữa khi ông chủ trại heo VietGAHP này ra dẫn đường cho khách vào trại bằng chiếc xe Honda Accord trị giá… 1,5 tỷ đồng!


Trại heo VietGAHP của anh Thắng tại ấp 8, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TPHCM

Đi thăm quan khu chuồng trại được đầu tư bài bản, rộng tới 5 ha với 600 heo nái (giống Mỹ và Canada) và trên 4.000 heo thịt "thường trực" trong chuồng, chúng tôi hiểu tại sao ông chủ trại heo này dư dả mua hẳn xe 4 bánh sang trọng đi… chăn heo!

Cũng như anh Luận, ngoài việc tuyệt đối tuân thủ các quy định về chăn nuôi an toàn sinh học, anh Thắng còn đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống phòng lạnh cho đàn heo nái. Nhiệt độ trong phòng lạnh luôn giữ ở mức ổn định giúp cho đàn heo nái luôn khỏe mạnh và sinh sản đạt năng suất, chất lượng rất cao.

Anh Thắng khẳng định, việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp trại Gia Phát đoạn tuyệt với các dịch bệnh nguy hiểm (nỗi lo lớn nhất của người chăn nuôi); mà còn giúp giảm chi phí nhân công, thuốc thú y, thức ăn khoảng 5%, đồng thời tăng thêm 5% sản lượng thịt mỗi vụ.

“Tôi chỉ nghĩ đơn giản, chăn nuôi heo an toàn VietGAHP sẽ cung cấp ra thị trường được nguồn thực phẩm an toàn, đồng thời giúp tôi tăng lợi nhuận đạt hiệu quả kinh tế rất cao, vậy tại sao không làm?! Suốt hơn 1 năm đầy khó khăn vừa qua, dù giá heo giảm rất mạnh, nhưng trại Gia Phát vẫn vượt qua được là do chăn nuôi bài bản, khoa học, tiết giảm chi phí và xây dựng được tên tuổi heo VietGAHP của mình”.

Theo tìm hiểu của NNVN, quá trình hình thành hệ thống trang trại chăn nuôi heo VietGAHP đầu tiên của TPHCM cũng như phía Nam, bắt đầu cách đây khoảng 15 năm.

Cụ thể, được sự ủng hộ của Sở KH-CN TPHCM, PGS.TS Lã Văn Kính và các cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu các biện pháp SX thịt heo, gà an toàn cho người tiêu dùng khu vực TPHCM” từ năm 1998 - 2001 (giai đoạn 1) và năm 2002 - 2004 (giai đoạn 2).

Ngoài ra, nhóm tác giả còn tham gia đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu SX thịt lợn an toàn và chất lượng cao” năm 2004 - 2006. Từ những kết quả nghiên cứu trên, Sở KH-CN TPHCM đã đồng ý cấp kinh phí để thực hiện dự án “SX thử thịt heo an toàn ở TPHCM”.

Từ dự án này, PGS.TS Lã Văn Kính cùng các cộng sự và 8 trang trại chăn nuôi heo ở Củ Chi, Hóc Môn đã tiến hành thành lập HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong. Đến năm 2009, HTX cho gia nhập thêm 6 trại mới nâng tổng số lên 14 trại. Tất cả các trại thuộc HTX Tiên Phong đều được hướng dẫn áp dụng đúng quy trình chăn nuôi heo an toàn sinh học để đảm bảo SX thịt đạt tiêu chuẩn ATVSTP.

Cùng với việc áp dụng quy trình trên, HTX Tiên Phong còn được “tiếp sức” bởi một dự án khác hợp tác giữa Việt Nam và Canada mang tên “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FADQDCP), mục đích xây dựng các trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAHP. Đến nay, HTX Tiên Phong đã có 8 trại thành viên được công nhận trại đạt tiêu chuẩn VietGAHP và trở thành mô hình HTX chăn nuôi heo an toàn kiểu mẫu tại TPHCM.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm