| Hotline: 0983.970.780

Tiến tới chấm dứt nuôi nhốt gấu

Thứ Sáu 26/06/2015 , 09:46 (GMT+7)

Tổ chức Động vật châu Á (AAF) phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh bắt đầu chiến dịch cứu hộ gấu lớn nhất trong vòng 4 năm qua.

Đó là di chuyển 14 cá thể gấu nuôi nhốt về Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Tam Đảo từ ngày 23 - 26/6/2015, đánh dấu việc chấm dứt hoàn toàn nạn nuôi nhốt gấu tại tỉnh Quảng Ninh...

Đây là những cá thể gấu của các chủ nuôi gấu có đơn tự nguyện giao nộp trong tháng 6/2015 sau khi được các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh và Chi cục Kiểm lâm thuyết phục, vận động để đưa về Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam (Trung tâm).

Quá trình cứu hộ dự kiến diễn ra trong 4 ngày, các cá thể cứu hộ sẽ được đưa dần về Trung tâm trong ngày để đảm bảo quá trình chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho gấu.

Các chuyên gia, bác sỹ, và công nhân chăm sóc của Trung tâm sẽ tiến hành các thủ tục khám sức khỏe, kiểm tra chip và chăm sóc bắt đầu từ ngày đầu tiên cứu hộ. Chiến dịch bắt đầu bằng việc cứu hộ hai cá thể gấu tại trang trại của ông Nguyễn Thanh Nhượng ở TX Quảng Yên, một trong ba trại gấu mà Tổ chức Động vật Châu Á đã tiến hành khám lâm sàng, phát hiện hơn 70% các cá thể gấu bị suy dinh dưỡng trầm trọng tại thời điểm tháng 11/2014.

Trong ngày đầu của chiến dịch, bốn cá thể thuộc hai trại gấu của ông Nhượng và ông Tỵ thuộc phường Minh Thành, TX Quảng Yên đã được cứu hộ an toàn và đưa về Trung tâm ngay trong ngày dưới sự chăm sóc đặc biệt của các chuyên gia thú y.

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng Phòng Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh) Nguyễn Cao Lễ cho biết, sau khi nhận được công văn chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, Bộ NN-PTNT đã có rất nhiều cuộc họp cũng như tổ chức đối thoại, vận động tuyên truyền với các chủ nuôi gấu nhằm đưa ra giải pháp tối ưu, hợp tình hợp lí nhất.

Do đó, chiến dịch cứu hộ này đánh dấu sự khởi đầu và thành công của Tổ chức Động vật Châu Á cũng như các cấp ngành trong công tác chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật tại tỉnh Quảng Ninh. Dự kiến, đến tháng 9/2015, tỉnh Quảng Ninh sẽ không còn gấu bị nuôi nhốt, góp phần bảo vệ và bảo tồn loài gấu qúy hiếm của Việt Nam.

Còn theo Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á chia sẻ: “Tổ chức Động vật Châu Á đã thực hiện các chiến dịch chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Hạ Long liên tục từ năm 2007. Trong suốt bốn năm gần đây, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh chúng tôi đã triển khai những chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng đến từng khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, nhằm chấm dứt việc đi thăm và mua mật gấu tại các trại gấu.

Những nỗ lực trên của các cơ quan chức năng và Tổ chức chúng tôi đã có kết quả tốt đẹp, thông qua việc cứu hộ 14 cá thể gấu đợt này. Đây chính là một tín hiệu tích cực thể hiện quyết tâm của tỉnh Quảng Ninh chấm dứt hoàn toàn nạn nuôi gấu lấy mật, chúng tôi hy vọng số gấu còn lại sớm được chuyển giao về Tam Đảo trong thời gian gần nhất."

Sau những thành công mang tính bước ngoặt trong việc cứu hộ gấu tại Quảng Ninh, Bộ NN-PTNT đánh rất cao tinh thần, trách nhiệm cũng như sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là sự hợp tác trên tình thần tự nguyện từ phía các chủ nuôi nhốt gấu. Đây là tiền đề quan trọng để các cấp ngành cũng như các tổ chức tiếp tục công tác vận động, cứu hộ những cá thế gấu nuôi nhốt trên địa bàn các tỉnh thành khác trong cả nước, thể hiện vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong công tác bảo tồn động vật hoang dã.

* Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, đến thời điểm tháng 3/2015 có 700 cá thể gấu đã chết và hiện Việt Nam còn 1.245 cá thể gấu ngựa nuôi nhốt.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm