| Hotline: 0983.970.780

Tiếng đá lăn như tiếng trời gầm

Thứ Bảy 05/05/2012 , 21:44 (GMT+7)

5 khách du lịch cùng tài xế đang trên đường xuống núi tử nạn trong tíc tắc. Xe ô tô bị tảng đá hàng trăm tấn vò nát.

Khoảng 8 giờ 20 phút, ngày 5-5, đoạn gần Vồ Cứu Nạn đường lên núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên – An Giang đã xảy ra vụ sạt lở đá đè chết 5 khách du lịch cùng tài xế trong xe lữ hành đang đưa khách xuống núi.

>> Hình ảnh toàn cảnh hiện trường đá núi Cấm rơi làm 6 người chết

>> Taxi lao xuống sông, 5 người chết thảm 

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, chiếc xe ô tô BKS 67M 1065 thuộc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang chở 6 người xuống núi, khi đến đoạn Vồ Cứu nạn, bất ngờ từ trên cao, một tảng đá nặng hàng trăm tấn bị sạt lở, lăn xuống đè bẹp chiếc xe lữ hành. Ngoài ra, chiếc xe máy ở gần đó của người dân địa phương cũng bị tảng đá đè bẹp dúm.

Theo ghi nhận của PV tại hiện trường, có 4 khối đá khổng lồ bị sạt lở. Trong đó, khối đá đè bẹp dúm chiếc xe ô tô đã theo đà lăn thẳng xuống vách núi bên dưới.
 
Các du khách bị nạn đều cùng quê Tiền Giang

Đến chiều cùng ngày, các cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và tìm cách khắc phục hậu quả.
 
Các nạn nhân xấu số bao gồm: Trương Hoàng Tâm (30 tuổi, tài xế,  ngụ ấp Thiên Tuế, xã An Hảo), Võ Hoàng Phương (SN 1971), Trần Văn Lèo (SN 1980), Võ Văn Nhẹ (SN 1980), Nguyễn Văn Ngà (SN 1952) và Võ Văn Lý (SN 1982).

Hai nạn nhân bị thương nặng gồm Nguyễn Văn Đủ và Phạm Văn Tâm đang điều trị tại bệnh viện trong tình trạng gãy tay và chân.

Ngoài tài xế là người ở địa phương, tất cả các nạn nhân còn lại đều là khách hành hương người Tiền Giang.

Trong cái nắng chang chang như đổ lửa, bà Trần Thị Thu (59 tuổi) cầm chiếc ô đứng lóng ngóng tại hiện trường, nước mắt lăn dài trên má. Bà cho biết, tất cả những du khách bị nạn đều là bà con trong dòng họ của mình, cả đoàn có đến 10 người đi vía bà Chúa Xứ núi Sam vào chiều hôm qua. Sáng nay (5-5), 7 người trong đoàn lên núi Cấm viếng chùa và thuê xe của Công ty Cổ phần Du lịch An Giang xuống núi và gặp nạn. 
 
Bà Thu chết lặng khi hay tin bà con mình gặp nạn
 
“Hôm qua, cả đoàn con cháu và người thân trong gia đình bao xe lên cúng chùa bà xin lộc nhân dịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Sáng hôm sau, đoàn tiếp tục đến núi Cấm để cúng chùa Phật Lớn, riêng tôi và 2 đứa con chưa lịp lên núi thì hay tin cả đoàn đi trước chết gần hết. Nhờ đứa cháu bị thương điện thoại cho hay nên tôi mới biết. Nghe nó nói mà muốn chết đứng trong người và cầu mong cho trong đoàn còn người sống sót. Thằng Phương (con rể bà Thu) nó chết rồi thì con gái và cháu tôi không biết sẽ sống ra sao đây”, bà Thu nói trong nước mắt.

 
Chiếc xe bị nạn nằm cheo leo bên vách núi

Anh Trần Long Hộ, một tài xế khác chạy phía sau xe gặp nạn cho biết: Lúc đó, xe anh chỉ cách xe anh Tâm khoảng 100 m. Khi nhìn thấy phía trước xuất hiện những ngụn khói, bụi cao mù mịt và có nghe tiếng nổ, anh Hộ nghĩ rằng đó chỉ là vụ nổ bom, mìn. Tuy nhiên, khi đến gần thì anh chết lặng người khi thấy chiếc xe bị đè dẹp lép và nằm cạnh những khối đá khổng lồ.

“Khi dừng xe đến gần thấy anh Tâm và mọi người bị ép chết trong đó là tay chân tôi run rẩy. Anh Tâm cũng là người sống cùng địa phương với tôi trên núi Cấm. Tâm vào lái xe cho công ty được gần 3 năm nay và chưa có vợ con gì cả”, anh Hộ nói.

Còn anh Chau Oanh, một người dân sống dưới chân núi Cấm cho biết, vào thời điểm đó, anh đang làm vườn thì nghe nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ đoạn gần khu vực thoát nạn trên núi. Khi nhìn lên, anh thấy nhiều khối đá to lăn từ trên cao xuống và kèm theo khói, bụi.

Anh Oanh nói: “Nghe tiếng đá lăn mà tôi tưởng đâu trời gầm và định dọn đồ về nhà nghỉ. Không ngờ nhìn lên núi thì thấy có một chiếc xe nằm sát vách núi và sau đó nghe chiếc xe đó đã bị đá đè rồi lên coi thử. Nhìn thấy người ta chết nằm la liệt mà tôi phát sợ nãy giờ”.

Sau gần 6 giờ xảy ra tai nạn, các ngành chức năng trong tỉnh đã đến lập biên bản hiện trường, đưa các nạn nhân ra khỏi chiếc xe gặp nạn và làm các thủ tục xét nghiệm cũng như giao lại thi thể cho người nhà nạn nhân về quê chôn cất.
 
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường
 
Những hình ảnh lở đá kinh hoàng ở núi Cấm

Chiều cùng ngày, ông Ngô Hồng Yến, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên, cho biết trước mắt, UBND huyện cùng với Ban quản lí khu du lịch Núi Cấm hỗ trợ mỗi nạn nhân tử vong 14 triệu đồng và hai nạn nhân bị thương nặng mỗi người được hỗ trợ 1,5 triệu đồng.

Riêng về những khói đá khổng lồ vẫn còn nằm ngổn ngang và chắn hết cả lối lên xuống núi sẽ được khẩn trương di dời.

Do vụ tai nạn xảy ra ngay vào dịp cuối tuần nên lượng khách còn mắc kẹt trên núi Cấm khá lớn. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, lượng khách đã giảm đáng kể vì phần lớn khách tự đi bộ hoặc thuê xe ôm từng đoạn xuống núi.  

Theo NLĐ

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm