| Hotline: 0983.970.780

Tiếp lửa làng nghề

Thứ Hai 30/06/2014 , 13:10 (GMT+7)

Người ta thường nói về TX An Nhơn (Bình Định) như là xứ sở của làng nghề. Bởi ít địa phương nào có đến mấy chục làng nghề truyền thống như ở đây.

Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Để khôi phục, TX An Nhơn quyết định đầu tư gần 590 tỷ đồng cho làng nghề.

Có thể nói ngay rằng, nguyên nhân khiến những làng nghề truyền thống ở TX An Nhơn đang lâm cảnh “chết chưa chôn” là do kỹ thuật, công nghệ SX đã quá lạc hậu, dẫn tới sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Để khắc phục tình trạng trên, điều cốt yếu là những hộ tham gia làm nghề phải có vốn để đầu tư SX.

Trong 30 làng nghề ở TX An Nhơn, có 24 làng nghề được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống. Thế nhưng hiện nay, những làng nghề khả dĩ còn làm ăn được chẳng có bao nhiêu. Có thể đơn cử: Làng làm bún Ngãi Chánh ở xã Nhơn Hậu; làng làm bánh tráng Trường Cửu và nấu rượu Bàu Đá ở xã Nhơn Lộc; làng làm bún, bánh ở xã Nhơn Phúc.

Lý do những làng nghề nói trên còn sống được là nhờ kết hợp được giữa SX với chăn nuôi. Còn lại, nhiều làng nghề đang “thoi thóp” vì sản phẩm thiếu sức cạnh tranh như làng dệt ở Nam Phương Danh, nghề đan tre Tây Phương Danh (phường Đập Đá), nghề gốm Vân Sơn, nghề rèn Nam Tân (xã Nhơn Hậu), nghề đan tre Quan Quang, Khánh Lễ (xã Nhơn Khánh)…

Hiện làng dệt Nam Phương Danh chỉ còn khoảng 25 khung dệt, chủ yếu dệt vải gạc y tế; làng nghề rèn Nam Tân chỉ còn 30 hộ với 90 lao động làm nghề, sản phẩm chủ yếu là các loại nông cụ phục vụ SX nông nghiệp như rựa, cuốc, xẻng, dao, kéo; làng nghề đan tre Quan Quang, Khánh Lễ hiện chỉ còn 40 hộ làm thúng, mủng, nong, nia, giỏ đựng trứng gia cầm, rọ heo…

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó GĐ Sở Công thương Bình Định, một người quê ở An Nhơn nhớ lại: Những năm trước đây, các sản phẩm gốm Vân Sơn như lò, ấm, chậu kiểng, chum đựng nước… làm không đủ bán, chúng có mặt ở khắp các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Tuy nhiên, vài năm nay, do nguồn nguyên liệu đất sét tại địa phương đã cạn kiệt, muốn có để SX phải mua rất xa với giá cao; trong khi đầu ra sản phẩm kém sức cạnh tranh, nên làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. Các sản phẩm của làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Bắc Nhạn Tháp, làng rèn Nam Tân bị tồn đọng với số lượng rất lớn do thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ hỗ trợ tích cực cho các DN, cơ sở SX, hộ gia đình ở các làng nghề trên địa bàn đầu tư thiết bị công nghệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tham gia hội chợ, quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề; từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng lao động và đất đai của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân”, ông Nguyễn Đình Chương, Phó phòng Kinh tế TX An Nhơn nói.

Ông Nguyễn Văn Hà, cán bộ Phòng Kinh tế TX An Nhơn cho biết: “Giá điện, xăng dầu, nguyên vật liệu liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm cứ dậm chân tại chỗ. Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở SX ở làng nghề đều dùng thiết bị máy móc đơn giản, công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ; thiếu thông tin về thị trường; việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm…”.

Để vực dậy các làng nghề trên địa bàn, TX An Nhơn quyết tâm lập lại quy hoạch, theo đó, địa phương này đã xây dựng và thông qua đề án phát triển CN-TTCN, làng nghề từ nay đến năm 2020. An Nhơn đang gấp rút tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại các cụm CN đã có, lập quy hoạch các điểm, cụm CN-TTCN để di dời tập trung các cơ sở SX, làng nghề để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định có quyết định cho phép thành lập mới 3 cụm CN trên địa bàn thị xã An Nhơn, gồm: Tân Đức, An Mơ và Đồi Hỏa Sơn. Trong đó, cụm CN Tân Đức nằm trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có diện tích 31,5 ha, thu hút các ngành nghề chế biến nông lâm sản, tái chế phế liệu, cơ khí và SX hàng tiêu dùng.

Cụm Công nghiệp An Mơ ở xã Nhơn Thọ có diện tích 29,5 ha, thu hút các ngành chế biến nông lâm sản, chế biến đá và SX hàng tiêu dùng. Cụm Công nghiệp Đồi Hỏa Sơn ở phường Nhơn Thành có diện tích 37 ha, thu hút đầu tư các ngành may mặc, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng.

Để có nguồn nhân lực phát triển CN-TTCN và làng nghề, trong năm nay, từ nguồn vốn hỗ trợ khuyến công của tỉnh, vốn của địa phương cùng các cơ sở SX, An Nhơn sẽ đầu tư trên 5,8 tỷ đồng mở các lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương, gồm: Đào tạo lao động may công nghiệp; xây dựng mô hình trình diễn SX gạch không nung; hỗ trợ chi phí chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn cho rượu Bàu Đá; hỗ trợ các DN, cơ sở tham gia các hội chợ bán hàng trong và ngoài tỉnh.

Theo đề án phát triển CN-TTCN và làng nghề giai đoạn từ nay đến năm 2020, TX An Nhơn sẽ đầu tư gần 590 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 23,35 tỷ đồng, ngân sách thị xã 7,56 tỷ đồng, vốn khuyến công 5,2 tỷ đồng, vốn KHCN 900 triệu đồng, vốn huy động của các DN, cơ sở SX, hộ tham gia trên 546 tỷ đồng.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm