| Hotline: 0983.970.780

Tiếp tục cổ phần hóa nông lâm trường

Thứ Hai 25/03/2013 , 09:44 (GMT+7)

Đó là mục tiêu để tiếp tục đổi mới và phát triển nông lâm trường (NLT) tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và tiếp tục sắp xếp, đổi mới nông lâm trường quốc doanh.

Đó là mục tiêu để tiếp tục đổi mới và phát triển nông lâm trường (NLT) tại Hội nghị tổng  kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và tiếp tục sắp xếp, đổi mới nông lâm trường quốc doanh. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát - Phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo chủ trì.

Chuyển biến tích cực

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển NLT là nhiệm vụ khó khăn và nhạy cảm, vì vậy cần nghiêm túc đánh giá diễn biến thực hiện từ quá trình nhận thức, tư duy đến hành động để đảm bảo phát triển công ty nông, lâm nghiệp. Các địa phương cần đánh giá vai trò NLT trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong đó chú trọng việc đánh giá sắp xếp quản lý đất đai, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, sau 10 năm thực hiện, việc sắp xếp chuyển đổi các nông trường thành các công ty nông nghiệp, các lâm trường quản lý chủ yếu là rừng trồng sản xuất, đất quy hoạch để trồng rừng sản xuất và rừng tự nhiên thành các công ty lâm nghiệp. Các lâm trường quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thành Ban quản lý rừng; giải thể những nông, lâm trường kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc không cần giữ lại.

Từ 185 nông trường, công ty nông nghiệp trên cả nước đã sắp xếp, đổi mới còn 145 công ty nông nghiệp, quản lý hơn 630 ngàn ha. Đối với lâm nghiệp đã thực hiện sắp xếp từ 256 lâm trường quốc doanh xuống còn 148 công ty lâm nghiệp và 87 ban quản lý rừng phòng hộ, quản lý hơn 2 triệu ha đất rừng.

Các NLT cũng đã bàn giao cơ sở hạ tầng xây dựng trước đây để phục vụ nhu cầu chung cho các địa bàn về cho các địa phương quản lý với tổng nguyên tài sản là 847,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai Nghị quyết số 28 cũng đã xuất hiện một số mô hình mới như mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, mô hình Ban quản lý rừng nằm trong công ty…

Những cách làm mới này có nhiều dấu hiệu tích cực. Ví dụ như ở Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch tỉnh này trình bày: Việc chuyển đổi các NLT thành các BQL rừng phòng hộ rất có hiệu quả, rừng được bảo vệ tốt hơn. Cùng với đó là mô hình công ty hai thành viên. Thanh Hóa có 2 mô hình, một mô hình có hiệu quả, một mô hình không thành công. Tuy nhiên không thành công không phải do mô hình mà bởi vì cách làm không đúng.

Mặc dù vậy, việc áp dụng các mô hình còn phải tính đến các yếu tố đặc thù của từng địa phương. Ông Nguyễn Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước lại cho rằng: Riêng đối với Bình Phước nên sáp nhập các BQL không hiệu quả vào các công ty cao su của địa phương hoặc Trung ương nhằm đảm bảo vừa sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ công ích, giữ rừng, giữ đất rừng cho Nhà nước, phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

Tỉnh Bình Phước hiện có 3 BQL mà công tác quản lý ì ạch, không quản nổi, hồ sơ, sổ sách không có gì. Có BQL hiện nay không biết sổ đỏ mình nằm ở đâu. 3 giám đốc của các BQL này lần lượt bị nhốt vì sai phạm. Bên cạnh đó, cần phân bổ thêm vốn quản lý bảo vệ rừng cho địa phương để giảm áp lực đối với địa phương trong việc thực hiện quản lý bảo vệ rừng.


Cổ phần hóa NLT cần đảm bảo quyền lợi cho người dân

Về vấn đề áp dụng các mô hình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận: “Nguyên tắc là không cứng nhắc theo một loại hình, mô hình nhất định nào. Nếu cứng nhắc một mô hình nào đó, rất có thể đúng chỗ này nhưng không đúng chỗ khác, do vậy tùy thuộc vào tình hình thực tế để có mô hình và phương thức quản lý phù hợp”.

Tại hội nghị, các đại biểu đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nghị quyết 28, cũng như những kết quả bước đầu mà Nghị quyết mang lại. Tuy nhiên, nhiều đại biểu thừa nhận tồn tại lớn nhất trong quá trình triển khai Nghị quyết 28 vẫn là những vấn đề liên quan đến đất đai, ngoài ra là các vấn đề về vốn, cơ chế, chính sách…

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng: Quảng Bình là tỉnh có độ che phủ rừng cao, nhưng lại là địa phương nghèo. Tỉnh cần Trung ương hỗ trợ một phần ngân sách để giảm sức ép bảo vệ rừng. Để bảo vệ phát triển rừng phải có tiềm lực kinh tế. Người dân phải sống được từ rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, phải thu hút được họ tham gia bảo vệ rừng.

Thực hiện Nghị quyết 28, tỉnh đã chú trọng đổi mới nội dung, đổi mới bộ máy tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý điều hành và đặc biệt gắn vào sản xuất kinh doanh, gắn với đất đai, bảo vệ rừng, khai thác rừng có hiệu quả. Đến nay, tỉnh cơ bản đã rà soát đất tại các NLT tiến hành giao quyền sử dụng đất dù địa bàn phức tạp, khó khăn.

Phải siết chặt quản lý đất đai

Phát biểu sau một ngày nghe các ý kiến của các địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng yêu cầu tiên quyết đặt ra là đất đai và rừng phải có người quản lý, không thể để tình trạng không ai quản lý, quản lý không hiệu quả, thậm chí có nơi còn để xảy ra thất thoát.

Theo Phó Thủ tướng, trước hết cần gắn quyền lợi với trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý này, từ đó xử lý hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Cần phân loại rừng với những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng phương án đo đạc, cắm mốc, kiểm kê đất, xử lý các tồn tại về đất đai, xây dựng mô hình phù hợp.

Để tiếp tục tổng kết một cách đầy đủ kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 28, trên cơ sở đó báo cáo, kiến nghị những định hướng lớn, những giải pháp phù hợp trong sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo tổng kết, các địa phương cần tích cực cập nhật thêm tình hình, đánh giá thật rõ về từng nội dung để nắm được thực trạng một cách chính xác, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, ban hành chính sách.

Về chính sách, cần có thay đổi căn bản về cơ chế bởi chính sách còn nhiều bất cập so với thực tiễn. Chẳng hạn như cơ chế chính sách đối với rừng nghèo kiệt, chính sách thuế, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất, vốn cho doanh nghiệp. Đối với những cơ chế chính sách trong thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, hoàn toàn có thể tập trung nghiên cứu để ban hành sớm, kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Một vấn đề quan trọng khác được hội nghị bàn bạc và thảo luận là quá trình cổ phần hóa ở các NLT. Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ: Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường sẽ gắn với việc chuyển sang cổ phần hóa chứ không chỉ thí điểm cổ phần hóa như giai đoạn trước. Việc cổ phần hóa các công ty nông, lâm nghiệp thực tế cũng đã được triển khai thí điểm ở một số đơn vị, tuy nhiên kết quả cụ thể chưa được tổng kết một cách khoa học, chặt chẽ.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong thời gian tới, có thể cho phép tiếp tục thí điểm cổ phần hóa công ty nông, lâm nghiệp nhưng phải bảo đảm một số nguyên tắc và thực hiện đúng quy hoạch; đất đai chuyển sang cho thuê, thay vì giao đất; bảo đảm quyền lợi của người dân trên địa bàn, lao động trong công ty.

Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhìn nhận: Tổng quan thì nên cổ phần hóa, để có những đầu tư thỏa đáng giúp doanh nghiệp phát triển. Đối với công ty nông nghiệp nên cổ phần hóa 100%, Nhà nước thoái vốn để doanh nghiệp chủ động, tự quyết trong sản xuất kinh doanh. Còn đối với công ty lâm nghiệp, có diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, cần có phương án cổ phần hóa và Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Tùy theo từng mô hình cũng nên cổ phần hóa phần giá trị của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm