| Hotline: 0983.970.780

Tiếp vụ sai phạm ở Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Lưu: Giám đốc có bị kỉ luật?

Thứ Năm 20/05/2010 , 11:04 (GMT+7)

Thời gian vừa qua, dư luận vô cùng bức xúc và phẫn nộ trước vụ xẻo tiền của trẻ em khuyết tật và lập hồ sơ giả để rút tiền thuốc cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi chia nhau (NNVN đã phản ánh) tại Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Lưu (Nghệ An). Vậy, trách nhiệm của ông Nguyễn Hoài Nam, giám đốc bệnh viện, tới đâu? 

Ký chứng từ không đúng thực tế

Dự án phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật tại cộng đồng do tổ chức SODI (CHLB Đức) tài trợ được thực hiện tại huyện Quỳnh Lưu từ 2006 - 2009. Theo đó, 308 trẻ em tàn tật của huyện Quỳnh Lưu nhận được hỗ trợ 100 ngàn đồng/tháng và đường, sữa, thuốc bổ. Ngoài ra, 128 cộng tác viên và 84 hướng dẫn viên cũng nhận được hỗ trợ tương đương là 60 ngàn đồng /tháng và 150 ngàn đồng /tháng. Ông Nguyễn Hoài Nam và ông Hồ Ngọc Túc, kế toán trưởng bệnh viện đảm nhận việc cấp phát tiền; ông Bùi Thanh Hà là y sỹ cấp phát đường, sữa cho các xã.

Kết quả thanh tra cho thấy việc cấp đường sữa tại huyện Quỳnh Lưu không có sổ theo dõi, chỉ có danh sách cấp 2 đợt. Theo chứng từ và biên bản bàn giao mà Bệnh viện Quỳnh Lưu xuất trình thì năm 2007, huyện đã nhận được 4 đợt đường, sữa với số lượng: Đường là 7.342kg; sữa là 8.784 hộp. Thanh tra tại 10 xã, thì việc cấp phát tiền và đường, sữa xã không đồng đều về số lượng và số đợt cấp phát. Như bệnh nhân chỉ nhận được 40 ngàn đồng/tháng (xã Tiến Thủy); hướng dẫn viên chỉ nhận được 42.500đồng/tháng, bệnh nhân chỉ nhận được 52.500đồng/tháng (xã Quỳnh Vinh).

Năm 2007, 2008, BV Quỳnh Lưu đã nhận được 6 đợt cấp phát tiền với tổng số tiền là gần 1,1 tỷ đồng, nhưng BV Quỳnh Lưu chỉ nộp vào quỹ trên 819 triệu đồng, chưa nộp vào quỹ là gần 276 triệu đồng. Cho đến thời điểm thanh tra thì tiền và đường sữa năm 2008 chưa được cấp cho các trẻ em tàn tật.

Kết luận thanh tra của Sở LĐ-TBXH khẳng định, số tiền thiếu không nộp vào quỹ là gần 276 triệu đồng, số tiền cấp năm 2007 nhưng không cấp phát cho các đối tượng vẫn nằm trong quỹ là trên 237 triệu đồng. Trong vụ việc này, ông Nguyễn Hoài Nam đã ký một số chứng từ không đúng thực tế. Ông Hồ Ngọc Túc đã lập hồ sơ không đúng thực tế để làm chứng từ thanh toán, vì thế cấp phát không đủ cho các đối tượng. Y sỹ Bùi Thanh Hà đã giao nhận đường, sữa không đúng quy trình, thủ tục, không có sổ theo dõi cấp phát, ký các biên bản bàn giao đường, sữa, thuốc không đúng thực tế, sai quy định.

Vụ sai phạm nghiêm trọng thứ hai là thủ kho dược Trần Thị Thúy, kế toán Cao Thị Duyên và thống kê Nguyễn Thị Kim Oanh đã thông đồng lập nhiều hồ sơ giả, tuồn một lượng thuốc lớn của trẻ em ra ngoài bán lấy tiền chia nhau với tổng số tiền chiếm đoạt năm 2006, 2007 là 197 triệu đồng. Vụ việc đang được cơ quan điều tra làm rõ để đưa ra xử lý. (NNVN đã phản ánh).

 “Yêu cầu kỷ luật, tôi sẽ kiện đến nơi”

Trả lời NNVN, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng: “Sở LĐ-TB & XH kết luận về việc tôi ký chứng từ không đúng thực tế (ký khống) là hơi vội vàng. Không có chứng từ khống. Ông Hồ Ngọc Túc lập hồ sơ không đúng thực tế là không phải. Phải hoàn tất bản báo cáo để cấp tiếp tiền, chứ không phải là lập khống chứng từ. Mặt khác, khi thanh tra là thời điểm đang thực hiện dự án, trong quỹ vẫn còn tiền cơ mà”.

Vậy sao khi có quyết định, ông không khiếu nại, có nghĩa là quyết định thanh tra là đúng? “Tôi thắc mắc rồi. Tôi nghĩ họ sửa. Nhưng họ không sửa. Sau đó tôi không thấy họ nhắc nữa. Tôi nghĩ họ làm thế nhắc nhở mình thôi, nên tôi thôi khiếu nại. Nếu Sở LĐ -TB & XH yêu cầu kỷ luật tôi, tôi kiện đến nơi”, ông Nam khẳng định.

Về vụ lập hồ sơ giả rút gần 200 triệu đồng chia nhau, ông Nam khẳng định: “Là  giám đốc, tôi có trách nhiệm trong vụ này. Tôi cũng đã xử lý cán bộ. Khi nào cơ quan điều tra có kết luận, sẽ tiếp tục có những hình thức xử lý kỷ luật”.

Như vậy, theo kết luận thanh tra của Sở LĐ-TB & XH thì giám đốc Nguyễn Hoài Nam là người trực tiếp tạo ra sai phạm trong vụ hỗ trợ trẻ em tàn tật. Còn vụ lập hồ sơ giả rút thuốc bán chi nhau thì ông Nam nhận là có trách nhiệm. Tuy nhiên, trách nhiệm đến đâu, như thế nào, có liên quan trực tiếp đến ông Nam không thì khi có kết luận của cơ quan điều tra mọi việc sẽ sáng tỏ. Vậy Huyện ủy Quỳnh Lưu đã xem xét xử lý trách nhiệm đối với cán bộ thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình như thế nào? (Còn nữa)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất