| Hotline: 0983.970.780

Tiêu hủy 400 kg chân trâu bò không rõ nguồn gốc

Thứ Ba 22/08/2017 , 08:58 (GMT+7)

Trong 2 ngày 18 và 19/8/2017, Trạm CSGT Diễn Châu (Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An) bắt 2 vụ vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tiêu hủy lô hàng bị bắt giữ

Thông tin từ Trạm Chăn nuôi & Thú y huyện Diễn Châu cho biết, vào hồi 12 giờ 30 phút, ngày 18/8/2017, tại Km 417 + 200 Quốc lộ 1A, địa phận huyện Diễn Châu, Trạm CSGT Diễn Châu kiểm tra ô tô khách BKS 36B-02025 do ông Ngô Tiến Sỹ, sinh năm 1978, thường trú thôn Lam Sơn, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) điều khiển. Qua kiểm tra phát hiện trong khoang đựng hàng xe khách có 7 thùng xốp, chứa 410 kg chân trâu, bò không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Lãi xe cho biết, số hàng trên do một người phụ nữ khoảng 40 tuổi, không rõ họ tên, địa chỉ, gửi từ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) vận chuyển về tỉnh Đồng Nai.

Tiếp đó, vào hồi 22 giờ 30 phút, ngày 19/8/2017, tại Km 432 + 200 Quốc lộ 1A, địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Trạm CSGT Diễn Châu kiểm tra ô tô khách BKS 75B-01198 do ông Hoàng Bá Hiếu, sinh năm 1974, trú tại xóm Cao Ban, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) điều khiển. Trong khoang đựng hàng xe khách có 40 hộp cát tông, chứa 4.000 con gia cầm (gà, vịt con). Số gia cầm trên không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, do 1 người phụ nữ, khoảng 35 tuổi, không rõ họ tên, địa chỉ gửi từ huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội vận chuyển về Hà Tĩnh. Tại thời điểm kiểm tra lô hàng trên đã có nhiều con chết, bốc mùi hôi thối, gây hại cho sức khỏe con người, động vật và môi trường.

Trạm CSGT huyện Diễn Châu đã tạm giữ và bàn giao 2 lô hàng trên cho Trạm Chăn nuôi và Thú y Diễn Châu. Sáng 21/8, toàn bộ số tang vật nói trên đã được cơ quan chức năng tiêu hủy theo quy định.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm