| Hotline: 0983.970.780

Tìm cách giữ nước cho ĐBSCL

Thứ Tư 11/01/2017 , 15:19 (GMT+7)

Trong bối cảnh hạn, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt buộc ĐBSCL phải giữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh.

Đây cũng là chủ đề của Hội thảo “Giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long” được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Hà Lan và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức ngày 10/1 tại Cần Thơ.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ cho rằng, trước đây do đặt an ninh lương thực là ưu tiên số một, sản xuất ra lúa gạo càng nhiều càng tốt nhưng lại không thể tăng thêm diện tích nên phải tăng vụ bằng cách xây dựng các ô đê bao khép kín để sản xuất lúa vụ ba.

Phương pháp này thời gian đầu còn có hiệu quả do dưỡng chất trong đất vẫn còn nhưng trong bối cảnh dinh dưỡng đất đai ngày càng kiệt quệ, tác động của biến đổi khí hậu cộng với hoạt động của các nước thượng nguồn lên dòng chảy của sông Mê Kông thì cần phải thay đổi tư duy. Thay vì coi lũ là thiên tai nên tìm cách ngăn chặn hoặc thoát lũ ra biển và coi đó là tài nguyên cần giữ lại để đối phó những lúc có rủi ro của xâm nhập mặn, hạn hán. 

Theo ông Tuấn, có nhiều cách để tiếp cận vấn đề này. Về đối ngoại, vai trò của Ủy hội sông Mê Kông rất quan trọng trong việc dàn xếp chia sẻ nguồn nước. Đây là bài toán khó nhưng phải làm, cố gắng đến mức nào hay mức đó. Việc đầu tiên là phải chấm dứt việc mở rộng diện tích đê bao. Tiếp đến, chỗ nào làm lúa không còn hiệu quả, đất đai kiệt quệ, ô nhiễm quá mức thì dần dần bỏ đê bao; giữ lại những chỗ chưa xây đê bao khép kín; những vùng ngập sâu ở khu vực Đồng Tháp Mười thì phải giữ và không thoát lũ nữa.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, do ngăn lũ làm lúa vụ ba nên đất đai ĐBSCL đang nghèo đi và nông dân đang sử dụng phân bón ngày càng nhiều hơn. Một trong những lý do người ta không thích gạo của Việt Nam, nhất là gạo của ĐBSCL là do bón quá nhiều đạm và càng bón nhiều thì các dưỡng chất khác trong đất lại càng mất đi. Chính việc làm quá nhiều lúa, bón quá nhiều phân mà sâu bệnh gây hại xuất hiện ngày càng nhiều và cũng chỉ có Việt Nam là không có gạo ngon để xuất khẩu, GS.TS Võ Tòng Xuân chỉ rõ.

Xem thêm
Giá cá lóc tăng 5.000 đồng/kg, nông dân vẫn không có lãi

Tại Trà Vinh, cá lóc bán tại ao tăng thêm 5.000 đồng/kg so với đầu năm, nhưng người nuôi chỉ hòa vốn đến thua lỗ nếu xuất bán.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Teccombank hướng dẫn đối phó ứng dụng giả mạo, lừa đảo qua mạng

Việt Nam nằm trong số 10 điểm nóng tội phạm mạng hàng đầu thế giới, những kẻ lừa đảo không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để lừa tiền của nạn nhân.

Bình luận mới nhất