| Hotline: 0983.970.780

Tìm chỗ đứng cho phim độc lập

Thứ Hai 26/01/2015 , 08:57 (GMT+7)

Việc “Đập cánh giữa không trung” của nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp được chiếu ở những hệ thống rạp chiếu lớn, mang tính chính thống là một tín hiệu vui cho dòng phim độc lập kinh phí thấp ở Việt Nam./ Sức lan tỏa của phim độc lập

Bởi lẽ, trước đây những phim độc lập khác như “Chơi vơi” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) hay “Bi! Đừng sợ” (đạo diễn Phan Đăng Di) đều khó trụ lại rạp lâu, và nhà phát hành cũng không mấy mặn mà quảng bá dòng phim này.

Do vậy, những suất chiều dày đặc của “Đập cánh giữa không trung” tại các hệ thống rạp chiếu lớn khiến nhiều người bất ngờ, và vui mừng vì những bộ phim nghệ thuật đã ít nhiều được tôn trọng.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp từng đau đáu suy nghĩ về việc đưa “Đập cánh giữa không trung” ra rạp. Chị không chịu số phận làm phim chỉ để “chu du” các Liên hoan phim, và sau đó về “đắp chiếu” hoặc in ra các DVD đem tặng bạn bè.

May thay, Nguyễn Hoàng Điệp gặp được dự án “Art House” của CGV (trước đây là Megastar). Với mong muốn đem những bộ phim nghệ thuật đến công chúng, và “Đập cánh giữa không trung” đã có được khoảng trời tự do để “đập cánh” đến với khán giả.

Nguyễn Hoàng Điệp và CGV đã chung tay quảng bá cho sản phẩm của mình, khiến khán giả đến với bộ phim đông hơn. Những bài cảm nhận, phê bình, khen chê dành cho bộ phim cũng đến dồn dập khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi lần đầu tiên có một bộ phim độc lập Việt Nam được quan tâm đến thế.

Phim độc lập (Indie Film) là một khái niệm bắt nguồn từ Mỹ, khi mọi bộ phim đều được thực hiện “dưới trướng” của Hollywood. Những bộ phim không thuộc Hollywood được xem là phim độc lập. Ở Việt Nam, phim độc lập được các cá nhân đạo diễn triển khai dự án, và xin tiền đầu tư từ các quỹ nghệ thuật quốc tế. Phim độc lập mang dấu ấn riêng của đạo diễn, không có sự can thiệp của các nhà SX.

Cơ hội dành cho “Đập cánh giữa không trung” cũng mở ra những cơ hội khác cho những bộ phim độc lập đang có lộ trình tiếp cận khán giả Việt. Có thể kể đến là “Cha và con và…” của đạo diễn Phan Đăng Di trong một tương lai gần, hay những tác phẩm trong tương lai của Bùi Thạc Chuyên hoặc thậm chí của những đạo diễn Việt kiều như Trần Anh Hùng…

Với dòng phim nghệ thuật, khi giải quyết được khâu đầu ra, người ta cũng bắt đầu nghĩ đến giải quyết thách thức: đó là chinh phục khán giả và nâng tầm thị hiếu xem phim của khán giả. Đó cũng là mong muốn của dự án “Art House” của CGV, cũng như nhiều nhà làm phim tâm huyết.

Ở Việt Nam, xếp đầu bảng vẫn là những phim “bom tấn” của Hollywood, tiếp theo là dòng phim thị trường Việt Nam. Trái ngược điều đó, những bộ phim thắng giải Oscar hay Liên hoan phim Venice, Cannes hay Berlin đều không mấy thu hút khán giả, những cụm rạp lớn cũng thường chỉ chiếu những bộ phim này trong vòng một hay hai tuần rồi tự động nhường rạp cho những bộ phim ăn khách khác.

Phim nước ngoài còn vậy, thì khó có thể trông mong những bộ phim độc lập Việt Nam làm nên chuyện lớn trên “sân nhà”. Việc “Đập cánh giữa không trung” nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả cũng được nhận định là một hiện tượng nhất thời, nhờ sự lan tỏa của những thành công mà phim đạt được, cũng như một chiến dịch quảng bá hợp lý từ đơn vị phát hành.

Mặc dù chúng ta chưa thể nói trước được điều gì về công cuộc nâng tầm thẩm mỹ khán giả xem phim, nhưng dự án “Art House” hay sự “máu me” của nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp khi muốn đem phim nghệ thuật đến với công chung là đáng trân trọng. Sự kiện này cũng mở đường cho những dự án phim độc lập khác đến với công chúng yêu nghệ thuật.

Trước khi công chiếu tại Việt Nam, “Đập cánh giữa không trung” đã công chiếu tại 11 nước khác nhau sau khi được mời tham dự rất nhiều các liên hoan phim danh giá như Liên hoan phim Venice lần thứ 29, AFI Fest 2014 của Viện phim Mỹ, Liên hoan phim Toronto (Canada) lần thứ 39…
Trong đó, phim giành được nhiều giải thưởng quan trọng: Giải Phim hay nhất từ Liên đoàn các nhà phê bình phim châu Âu và Địa Trung Hải (FEDEORA), giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim Bratislava tổ chức ở Slovakia. Tại Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF) lần thứ III, “Đập cánh giữa không trung” đoạt giải Giải thưởng đặc biệt từ Ban giám khảo dành cho phim truyện dài...

 

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Văn Trường, Văn Tùng đá chính, U23 Việt Nam quyết thắng U23 Malaysia

HLV Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra đội hình xuất của ĐT U23 Việt Nam đối đầu U23 Malaysia, mục tiêu sẽ là giành 3 điểm trước đối thủ cùng khu vực.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm