| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp vực dậy kinh tế ĐBSCL

Thứ Sáu 28/06/2013 , 10:14 (GMT+7)

Ngày 26/6, tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, BCĐ Tây Nam bộ, Chi nhánh Phòng Công nghiệp - Thương mại Việt Nam tại Cần Thơ, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức Hội thảo "Xúc tiến Thương mại – Đầu tư khu vực ĐBSCL”.

Ngày 26/6, tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, BCĐ Tây Nam bộ, Chi nhánh Phòng Công nghiệp - Thương mại Việt Nam tại Cần Thơ, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức Hội thảo "Xúc tiến Thương mại – Đầu tư khu vực ĐBSCL”. Hội thảo tập trung bàn luận các vấn đề trọng tâm nhằm tìm giải pháp thúc đẩy, vực dậy nền kinh tế ở khu vực ĐBSCL trong thời gian tới.

Theo ông Bùi Ngọc Sương, Phó Trưởng ban BCĐ Tây Nam bộ, ĐBSCL có diện tích gần 40 nghìn km2, dân số khoảng 20 triệu người, có đường biên giới bộ giáp Camphuchia khoảng 340 km, bờ biển dài hơn 700 km với 360 ngàn km2 đặc quyền kinh tế.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, kinh tế vùng ĐBSCL thời gian qua phát triển nhanh, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2011 đạt 11,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38%, công nghiệp - xây dựng 27%, dịch vụ 35%.

ĐBSCL không chỉ là vựa lúa, trái cây, thủy sản mà còn là môi trường đảm bảo “sức khỏe” cho nền nông nghiệp cả nước. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong vùng, từ 56 nghìn tỷ đồng (năm 2001) lên 110 nghìn tỷ đồng (năm 2011), tăng bình quân 7%/năm.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong suốt 27 năm qua khi cả nước luôn nhập siêu, thì ĐBSCL liên tục xuất siêu nhờ sự đóng góp từ các mặt hàng nông sản chủ lực. Ngoài ra, kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp phát triển, hình thành vùng sản xuất tập trung, theo hướng hàng hóa.

Các viện, trường, trung tâm nghiên cứu tại vùng ĐBSCL tham gia tích cực vào việc lai tạo, cung ứng cây, con giống, vật nuôi và sản xuất các chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Theo báo cáo tổng kết của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ năm 2012, khu vực ĐBSCL đóng góp đến 90% lượng gạo xuất khẩu, cung cấp 70% lượng trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Tiến sỹ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Chi nhánh Phòng Công nghiệp - Thương mại Việt Nam tại Cần Thơ, đánh giá, ĐBSCL là khu vực đầy tiềm năng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. Đặc biệt, qua kết quả đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, vùng ĐBSCL có 3 tỉnh nằm trong top 5 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.

Điều đó, cho thấy chính quyền các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã có những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến làm ăn lâu dài.

Ông Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết, Hội thảo lần này nhằm mục đích phát huy hơn nữa các thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL; tạo mối liên kết vùng, các giải pháp bình ổn thị trường...

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm