| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về đèn tín hiệu giao thông

Thứ Ba 12/03/2013 , 18:07 (GMT+7)

Tại sao đèn tín hiệu giao thông lại có 3 màu: Xanh, đỏ, vàng mà không phải các màu khác?

* Tại sao đèn tín hiệu giao thông lại có 3 màu: Xanh, đỏ, vàng mà không phải các màu khác?

Trịnh Huy Hoàng, Phong Thổ, Lai Châu

Đèn giao thông đã là thứ quá quen thuộc với tất cả mọi người. Toàn bộ người tham gia giao thông đều phải tuân theo hệ thống đèn chỉ dẫn. Quy luật đơn giản: Đỏ - dừng; xanh – đi; vàng – chuẩn bị (chú ý chuyển tín hiệu). Quy định về đèn giao thông như nhau trên toàn thế giới. Nhưng có lẽ ít ai tự hỏi tại sao lại là 3 màu đỏ, xanh, vàng mà không phải màu khác.

Hệ thống đèn giao thông đầu tiên trên thế giới xuất hiện tại Luân-đôn (Anh) năm 1868, được sử dụng để kiểm soát giao thông đường sắt tại ngã giao giữa phố George và Bridge. Thiết kế thủa sơ khai của chiếc đèn giao thông chỉ là hai “cánh tay” thằng có thế di chuyền trên theo chiều ngang, giơ biển thông báo tàu sắp đến và họ cần phải dừng lại. Nhưng một vấn đề đặt ra lúc đó là khi những tấm biển được sơn vẽ thông thường sẽ không thể nhìn thấy được khi trời tối. Lúc này, các kỹ sư đương sắt đã nảy ra ý tưởng gắn những chiếc đèn nhỏ với màu sắc khác nhau trên biển để cảnh báo người qua đường dừng lại và thận trọng để ý tàu đang sắp đi qua.

Các kỹ sư đã lựa chọn màu đỏ cho ý nghĩa dừng lại và màu xanh lá cây để cảnh báo thận trọng với đường tàu. Nhưng mọi thứ thay đổi chỉ vài năm sau đó, đặc biệt là khi đèn giao thông được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Năm 1912, tại Wire Lester Farnsworth (Hoa Kỳ), cột đèn tín hiệu giao thông đầu tiên xuất hiện với hai màu đỏ và xanh lá cây được vận hành bằng tay và đặt ở đại lộ Main Street và Second South. Vào thời gian đó mới chỉ có một vài ô tô lưu hành trên đường và các quy tắc giao thông gần như là không có mấy, các lái xe khá ngạc nhiên với phát minh đèn tín hiệu mới. Do vậy, cần có cảnh sát đứng giám sát việc thực thi luật mới có hiệu quả.

Trở lại với việc tìm hiểu lí do ba màu đỏ-vàng-xanh được lựa chọn. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông đầu tiên được dùng cho đường sắt với: Đỏ - dừng lại; xanh- thận trọng và trắng – cho đi. Trong khi hai màu còn lại thể hiện ý nghĩa rõ ràng thì màu trắng lại khiến các cơ quan chức năng đau đầu. Vì đèn trắng lẫn với các loại đèn sử dụng trong nhà hay trên đường phố khắp nơi, khiến người đi đường nghĩ rằng cả cụm đèn chỉ là đèn chiếu sáng thông thường nên không có ý thức tuân theo. Hậu quả dẫn đến vô cùng nghiêm trọng với nhiều tai nạn thương vong không nhỏ.

Các nhà nghiên cứu đã phải tốn khá nhiều công suy nghĩ để chọn ra màu này sử dụng trong hệ thống đèn giao thông. Nó được dùng để báo hiệu sắp chuyển sang đèn xanh. Hầu hết mọi người vẫn nghĩ màu vàng biểu tượng cho mặt trời, một lần nữa mang lại hiệu ứng thư thái cho người đi đường và ít gây sự chú ý cho lái xe hơn màu đỏ. Tuy nhiên, đây cũng là một lựa chọn tốt cho ban đêm, bởi một ánh sáng màu vàng như vậy có thể dễ dàng nhận biết từ xa. Điều đặc biệt hơn cả, hiện nay hệ thống đèn giao thông có màu đỏ sắc cam giúp người mù màu vẫn có thể nhận biết tín hiệu cần dừng lại.

* Có phải khi ngủ để điện thoại bên cạnh thì sóng điện từ của điện thoại làm đau đầu không? Sóng điện từ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người không?

Nguyễn Vân Lan, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Những phân tích dưới góc độ khoa học cho thấy, bức xạ phát ra từ những chiếc điện thoại bạn đang dùng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nói chung cũng như đến thần kinh và tính năng sinh dục. Để đánh giá khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ của sóng vô tuyến nói chung, người ta sử dụng một đại lượng gọi là SAR (Specific Absorption Rate) chỉ số hấp thụ năng lượng vô tuyến tại một khoảng tần số nhất định của một đơn vị khối lượng cơ thể, đo bằng W/kg hoặc mW/g.

Theo quy định của Ủy ban quốc tế phòng chống bức xạ phi ion hóa (ICNIRP), tiêu chuẩn giới hạn của chỉ số SAR là 2W/kg. Tiêu chuẩn này đã được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu. Từ năm 1987, khi chiếc máy điện thoại di động đầu tiên ra đời đến nay, trong 23 năm lịch sử phát triển của chiếc điện thoại, vẫn chưa có bất cứ chứng cứ nào cho thấy bức xạ trong phạm vi quy định của ICNIRP ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm