| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về hàn the

Thứ Hai 18/03/2013 , 09:14 (GMT+7)

Xin hỏi hàn the là chất gì và có độc hại với cơ thể con người không?

* Xin hỏi hàn the là chất gì và có độc hại với cơ thể con người không?

Dương Thị Thành, Quế Võ, Bắc Ninh

Hàn the hay Borac là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh dễ dàng hòa tan trong nước. Khi để ra ngoài không khí khô, nó bị mất nước dần và trở thành khoáng chất tincalconit màu trắng như phấn (Na2B4O7.5 H2O).

Borac thương phẩm được bán ra thông thường bị mất nước một phần. Hàn the có tính sát khuẩn nhẹ, lại làm cho sản phẩm tinh bột, cá, thịt..., trở nên dai vì vậy hay được các nhà sản xuất ở Việt Nam cho vào thực phẩm để sản phẩm chế biến ra dai và kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng.

Tuy nhiên hàn the có thể gây ngộ độc. Liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Dùng với liều lượng thấp có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể. Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ trong gan, đến khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây tác hại mạn tính.

Mặc dù hàn the là chất bị Bộ Y tế Việt Nam liệt kê vào danh sách các hóa chất cấm sử dụng trong vai trò của phụ gia thực phẩm, nhưng nó vẫn được sử dụng trong các loại thực phẩm như giò, chả, nem chua, bún, bánh phở, bánh cuốn, bánh su sê, bánh đúc với hàm lượng không có cơ quan nào kiểm soát.

Vì thế, việc sử dụng giò, chả cần hết sức cẩn thận. Hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất được một loại phụ gia thực phẩm có tên là PDP từ nguyên liệu tự nhiên như vỏ tôm, cua, mai, mực, có thể thay thế hàn the trong sản phẩm chế biến. 

* Xin hỏi sông Đà có đầu nguồn ở đâu và có đổ ra biển không?

Vũ Xuân Đình, Nam Trực, Nam Định

Sông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.

Sông Đà dài 910 km, diện tích lưu vực là 52.900 km². Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Đoạn ở Trung Quốc dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo ở phía nam châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý.

Đoạn ở Việt Nam dài 527 km. Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ với huyện Ba Vì, TP Hà Nội).

Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn). Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và đổ ra biển ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định). 

* Nước nhiễm asen gây hại thế nào cho người dùng?

Vũ Kim Oanh, Mê Linh, Hà Nội

Những người dùng nước giếng khoan, hoặc nước máy nhiễm asen có nguy cơ nhiễm độc chất này. Bệnh mãn tính thường bị ngộ nhận là bệnh da liễu. Một phần không nhỏ dân số Việt Nam đang dùng nước ăn lấy từ giếng khoan, nguy cơ ô nhiễm asen (thạch tín) là không nhỏ. Ngay cả một số nơi như Hà Nội, nước máy cũng bị phát hiện nhiễm chất này.

Trong nước, asen là chất không mùi, không màu, không vị nên nếu không có phương tiện thử, người dân không thể biết. Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sử dụng nước có nồng độ asen từ 0,3 mg/l (hay 300 ppb) trở lên sẽ bị các bệnh ung thư ở gan, da, phổi… sau 3-4 năm.

Ngộ độc asen cấp tính có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể là ngay sau khi ăn phải. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ. Triệu chứng nhiễm độc mạn tính xuất hiện sau 3 năm dùng nước nhiễm độc hoặc sớm hơn nếu nồng độ asen cao.

Tuy vậy ở Việt Nam, loại bệnh này vẫn ít được các bác sĩ biết đến. Biểu hiện bệnh có thể bị nhầm với các vấn đề da liễu. Về lâu dài, asen cũng có thể gây ra tiểu đường, nhồi máu cơ tim, sẩy hoặc lưu thai..., song ít được nghĩ tới. Hiện nay, chưa có cách để tẩy độc asen...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.