| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về kiến và nhím

Thứ Hai 28/11/2011 , 10:22 (GMT+7)

Quãng đời của 1 loài kiến trung bình là bao lâu. Các loài kiến có não không? Nếu không thì tại sao chúng lại có thể sống 1 cách có tổ chức như vậy.

* Quãng đời của 1 loài kiến trung bình là bao lâu. Các loài kiến có não không? Nếu không thì tại sao chúng lại có thể sống 1 cách có tổ chức như vậy.

Khanh Tran trankhanh_cr@yahoo.com.vn

Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ cánh màng, lớp sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.

Có rất nhiều loài kiến, riêng châu Á đã có 2080 loài kiến khác nhau. Thông thường có khoảng 100000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là kiến chúa). Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)...Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.

Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là "thành viên" lao động của tổ. Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống.

Phối giống xong, con đực chết, cánh của những con đực rụng xuống cộng với phần cơ bắp của chúng chính là thức ăn duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra những con kiến thợ đầu tiên. Những con kiến thợ này đi kiếm ăn cho các con đẻ sau và cho kiến chúa. Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù.

Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình. Kiến chúa có thể sống đến 30 năm, kiến thợ 1-3 năm, kiến đực chỉ vài tuần. Hệ thần kinh của kiến chỉ là một dây thần kinh dài chạy dọc từ đầu tới đuôi và có những nhánh đi tới các bộ phận khác của cơ thể. Sự thần kỳ trong các hoạt động của kiến chỉ được giải thích là phản xạ không điều kiện: Mang tính bẩm sinh, không cần rèn luyện và mang tính chất loài và di truyền, chưa có hoạt động phản xạ có điều kiện như con người và các động vật bậc cao.  

* Cháu thấy hiện nay Nhà nước khuyến khích nuôi nhím để bảo tồn nhím rừng. Nhưng đáng tiếc một số người vẫn coi nhím rừng hơn nhím nuôi (nhím nuôi hoàn toàn thức ăn tự nhiên mà). Thế nên nhím rừng vẫn bị săn bắt vẫn đắt hàng. Bà con nông dân nuôi thì khó bán. Vậy cháu xin bác trả lời qua chương trình câu hỏi: "Con nhím có tác dụng gì,nhím nuôi có tốt không".

Tên cháu là Vũ Minh Nhật  ở Bắc Ninh

Nhím nuôi ban đầu cũng là lấy gốc từ nhím rừng để thuần hóa thành nhím nuôi. Đặc điểm chủ yếu của mọi động vật do tính di truyền quyết định chứ đâu phải do sống tự nhiên hay sống nuôi dưỡng. Bắt nhím rừng là phạm pháp nhưng nuôi nhím đã thuần hóa là việc rất đáng được khuyến khích.

Nhím là tên chung để chỉ 27 loài khác nhau, phổ biến là loài có tên khoa học là Hystrise hodgsoni. Nhím có thịt ăn ngon và có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng. Dạ dày nhím là một vị thuốc đông y, có tác dụng lương huyết, mát máu, giải độc, làm hết đau, chữa trĩ chảy máu, trị đau dạ dày, trị chứng lòi dom, trị di mộng tinh, trị lỵ ra máu, trị nôn mửa… Theo BS Hoàng Xuân Đại thì để chữa dạ dày, sấy khô cả dạ dày nhím (cả thức ăn trong đó), rồi sấy khô, tán nhỏ thành bột, mỗi lần chiêu bằng nước cơm lúc đói với lượng khoảng 10g. Tốt hơn là trộn với mật ong và bột nghệ (với lượng như nhau) để uống trước khi ăn. Để trị lòi dom chảy máu thì sao phồng dạ dày nhím rồi tán thành bột mịn...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất