| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về sản phẩm Yakult

Thứ Ba 15/11/2016 , 07:05 (GMT+7)

TS. Minoru Shirota đã tìm ra một chủng vi khuẩn đặc biệt, có khả năng kháng mạnh các dịch tiêu hóa, tiến đến ruột vẫn sống và từ đó trấn áp các nhóm vi khuẩn có hại khác.

* Xin cho biết các lọ Yakult của Nhật bán ở các siêu thị có khác gì với các loại sữa chua thông thường hay không?

Bạn Đinh Lệ Hằng (TX. Sơn Tây, Hà Nội)

Tôi đã sang Nhật Bản nhiều lần nên có thể hiểu biết khá rõ về sản phẩm Yakult và xin trả lời bạn như sau:

Câu chuyện khởi đầu từ năm 1930 khi TS. Minoru Shirota mới 31 tuổi. Ông quyết tâm trở thành bác sĩ khi thấy trong làng Inadani của ông có quá nhiều trẻ em bị chết vì suy dinh dưỡng và các bệnh truyền nhiễm. Ông đỗ vào Đại học Hoàng gia Kyoto vào năm 1921.

Khi làm việc tại phòng thí nghiệm của Đại học Hoàng gia Kyoto ông đã phân lập được một chủng vi khuẩn có tên khoa học là Lactobacillus casei. Đó là loài vi khuẩn ta vẫn thường gặp trong dưa chua và trong các thực phẩm lên men. Nhưng chủng vi khuẩn của ông lại kỳ lạ ở chỗ chúng có khả năng kháng mạnh các dịch tiêu hóa, tiến đến ruột vẫn sống và từ đó trấn áp các nhóm vi khuẩn có hại khác.

Ông ghi nhớ phát kiến của nhà bác học Nga I.I.Metchnikoff (giải Nobel 1908) là vi khuẩn lactic có khả năng trấn áp các vi khuẩn khác. Và chủng vi khuẩn mọc lên từ một khuẩn lạc trên đĩa thạch của ông đã có năng lực ấy một cách xuất sắc. Ông gọi nó là chủng Lactobacillus casei Shirota. Ông tìm cách nuôi cấy chúng trong sữa như cách làm sữa chua thông thường để dùng cho các bệnh nhân hay bị rối loạn tiêu hoá.

Ông đặt tên cho loại sữa chua đặc biệt này là Yakult. Cái tên này bắt nguồn từ tiếng Esperanto có nghĩa là sữa chua. Ông say mê với chủng vi khuẩn này và thành lập ra Trung tâm nghiên cứu Shirota vào năm 1935 và bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường. Với các kết quả nghiên cứu rất khả quan ông tiếp tục thành lập ra Công ty Yakult vào năm 1955 để mở rộng sản xuất phục vụ dân chúng.  Năm 1955 ông chuyển công ty về Tokyo và thu thập thêm nhiều cán bộ trẻ. Triết lý của ông mà ngày nay những người kế tục sự nghiệp của ông ghi nhớ là: “Một đường ruột khoẻ mạnh dẫn đến một cuộc sống trường thọ”.

Vậy là đã cách đây 86 năm kể từ khi ông phân lập ra được chủng khuẩn L.casei Shirota vào năm 1930, những người kế tục triết lý này của ông đã xây dựng nên một Viện nghiên cứu lớn mạnh như ngày nay, với khoảng 300 nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các vi khuẩn đường ruột có ích cho sức khỏe. Cơ ngơi của Viện rộng tới 29.782 m2 với diện tích nhà làm việc là 14.049 m2 và diện tích sàn là 43.412 m2. Ngoài Viện nghiên cứu với những thiết bị tối tân nhất trong lĩnh vực Sinh học phân tử, thì chỉ riêng tại Nhật, Yakult đã có tới 11 nhà máy sản xuất.

Tôi đã có dịp ghé thăm nhà máy Fuji Susono dưới chân núi Phú Sĩ, một xưởng sản xuất lớn với 110 bồn lên men, mỗi bồn có dung tích tới 32.000 lít, sản xuất được 260.000 chai/1 bồn lên men. Tại đây, mỗi ngày sản xuất ra tới 1.200.000 sản phẩm/ngày. Các bạn nói vui với tôi là chỉ riêng các chai sản xuất ra từ một nồi lên men này thôi nếu xếp chồng lên cao sẽ có chiều cao gấp 6 lần so với chiều cao của núi Phú Sĩ. Vậy mà đâu chỉ có một cơ sở sản xuất này, còn có các nhà máy ở 33 nước trên khắp các châu lục, có nước có tới 3 nhà máy.

Ở Việt Nam nhà máy Yakult đặt ở KCN Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương và cung cấp thường xuyên sản phẩm đến các siêu thị ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.