| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về tắc kè và kỹ thuật nuôi tắc kè xuất khẩu

Thứ Ba 24/05/2016 , 07:05 (GMT+7)

Tắc kè có tên khoa học là Gekko gecko, tắc kè là nguồn dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay nguồn tắc kè trong thiên nhiên ngày càng cạn kiệt...

* Tôi nghe nói chị Thanh Xuân ở Hà Nội nuôi dế để bán cho nhà hàng đặc sản và dùng dế làm thức ăn nuôi tắc kè xuất khẩu. Xin cho biết đặc điểm của tắc kè và địa chỉ của chị Thanh Xuân?

Bạn Vũ Duy Thanh (huyện Gia Lâm, Hà Nội)

Tắc kè có tên khoa học là Gekko gecko, tắc kè là nguồn dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay nguồn tắc kè trong thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nên việc phát triển nuôi tắc kè tại hộ gia đình mang lại nhiều lợi ích và rất cần thiết.

Tắc kè thuộc lớp động vật bò sát, bộ có vảy. Màu sắc của tắc kè thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt. Hiện nay, tắc kè được dùng để ngâm các loại rượu truyền thống, làm thuốc chữa bệnh trong y học, ngoài ra còn được dùng để chế biến các món ăn đặc sản rất bổ dưỡng.


Ảnh minh họa

Tắc kè là loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Theo y học dân tộc, tắc kè là một vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chữa nhiều chứng ho khó trị, ho ra máu, hen suyễn, đái rắt, đái són, đau xương, tráng dương bổ thận... rất hiệu quả.

Trong các bài thuốc nam, tắc kè được dùng ngâm rượu hoặc sấy khô tán thành bột để uống. Theo các kết quả phân tích cho thấy thân và đặc biệt là đuôi tắc kè có chứa rất nhiều axit amin và các chất béo có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tăng sức khỏe con người.

Với những giá trị về dược liệu, thực phẩm, sinh vật cảnh và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao sang các thị trường trên thế giới, hiện tắc kè đã được nhân nuôi ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…

Ở Việt Nam đến nay tắc kè chỉ được nhân nuôi một cách tự phát ở một số địa phương. Không những vậy, nguồn giống sử dụng chủ yếu được bẫy bắt trong tự nhiên, các tài liệu hỗ trợ kiến thức về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính và kỹ thuật chăn nuôi còn thiếu.

Kỹ thuật chăn nuôi chưa hoàn thiện đã hạn chế sự phát triển của nghề nhân nuôi tắc kè, các tài liệu đã xuất bản chỉ hướng dẫn theo hình thức bán hoang dã do thức ăn cho tắc kè chưa chủ động nuôi được như hiện nay, nguồn thức ăn chủ yếu do tắc kè tự bắt ở ngoài tự nhiên, lúc có lúc không nên chúng phát triển rất chậm. Không thích hợp cho chăn nuôi với quy mô sản xuất hàng hóa.

Bên cạnh đó, hàng năm thị trường thế giới cần cung cấp số lượng lớn tắc kè như Đông Á, Tây Âu, Bắc Mỹ… Theo dự kiến, nhu cầu xuất khẩu tắc kè lên tới hàng triệu con trên một năm. Vì vậy, chăn nuôi tắc kè không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần hạn chế suy giảm tắc kè ngoài tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

Nhận thấy được ý nghĩa to lớn về việc phát triển nghề nhân nuôi tắc kè và đa dạng hóa động vật nuôi tại đất nước mình là việc làm rất cần thiết, Trang trại Thanh Xuân đã nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái, phòng tránh bệnh tật, nhân giống và đặc biệt là chủ động được nguồn thức ăn ưa thích cho tắc kè đó là con dế, mặt khác nuôi dế rất dễ, tốn ít chi phí, sinh sản rất nhanh chúng vừa làm nguồn thức ăn chính cho tắc kè vừa là mặt hàng bán rất chạy trên thị trường. Trang trại này đã xây dựng tài liệu hoàn thiện về: kỹ thuật nhân nuôi tắc kè thương phẩm quy mô hộ gia đình.

Để nuôi tắc kè đạt năng năng suất, chất lượng tốt bà con cần nắm vững một số đặc điểm môi trường sống, đặc tính sinh học, sinh trưởng của tắc kè làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng một cách thích hợp. Tốt nhất là nên cố gắng thu xếp thời gian để tới thăm trang trại nuôi dế bán cho các nhà hàng đặc sản và dùng dế để làm thức ăn nuôi tắc kè.

Địa chỉ của trang trại chị Thanh Xuân là: Cơ sở 1: số 119 Tam Trinh, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội, ĐT: 0974870000. Cơ sở 2: Thôn Hóp, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, ĐT: 0945370300.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm