| Hotline: 0983.970.780

Tìm thấy bé sơ sinh bị bắt cóc trong bệnh viện ở Sài Gòn

Thứ Hai 13/01/2014 , 14:39 (GMT+7)

Sau 4 ngày bắt cóc con trai mới sinh của chị Tâm tại bệnh viện quận 7, sáng 13/1, cô gái 'nói giọng miền Tây' đã bị cảnh sát bắt giữ.

Sau 4 ngày bắt cóc con trai mới sinh của chị Tâm tại bệnh viện quận 7, sáng 13/1, cô gái 'nói giọng miền Tây' đã bị cảnh sát bắt giữ.

>> Bé sơ sinh bị bắt cóc trong bệnh viện ở Sài Gòn

Trao đổi với PV, lãnh đạo Công an quận 7, TP HCM cho biết, sáng 13/1, đơn vị đã bắt được nghi can bắt cóc con trai của sản phụ Nguyễn Thị Minh Tâm khi cô gái này đang ở huyện Bình Chánh.

Khoảng 11h30, bé trai và nghi phạm tên Vũ Thị Bích Trâm, sinh 1989, được đưa về trụ sở điều tra của công an quận 7. Ngay sau đó, bé được trao trả cho mẹ và các nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe.


Bé trai được trao trả cho gia đình

Theo anh Trương Văn Hên, cha của cháu bé, tối qua, cảnh sát đã khoanh vùng được nơi nghi phạm ẩn náu ở huyện Bình Chánh, TP HCM. Suốt đêm qua, anh đã thức cùng cảnh sát đảo khắp các tuyến đường trong khu vực. Đến 10h15 sáng nay, con anh đã được tìm thấy. "Tôi quá vui mừng và hạnh phúc", anh nói. Người cha cũng cho biết, môi trên của con trai anh giống hệt vợ mình nên khi nhìn thấy con, anh đã nhận ra ngay.

Cũng theo anh Hên, nghi can đã ra đầu thú tại công an địa phương. Lúc anh Hên và các trinh sát quận 7 có mặt, bé trai được bế ra từ căn buồng - nơi nghi can ở. Lúc đó, bé vẫn ngủ, áo quần đã được thay sạch sẽ. Hiện bé đang ngoan ngoãn trong vòng tay mẹ.

Anh Hên cũng cho biết, cảnh sát chưa cho anh gặp mặt người phụ nữ đã bắt cóc con mình.

Trước đó, 14h chiều 8/1, chị Tâm đau bụng, có dấu hiệu sinh sớm nên được chị họ chở vào bệnh viện quận 7 khám. Hơn một giờ sau nhập viện, người phụ nữ ngoài 40 tuổi sinh bé trai bụ bẫm nặng 3,2 kg và được chuyển ra phòng hậu sản.

Trong căn phòng 7 giường đã có hai phụ nữ đang nằm dưỡng thai, chị Tâm cùng con trai ở giường số 6. Cùng lúc này thì một cô gái đeo kính cận, đeo túi xách vải màu xanh cũng bước vào lân la bắt chuyện với chị Tâm và cho biết đang chờ chị dâu sinh, mệt mỏi nên thấy phòng trống đến nằm nghỉ. Sau đó, cô ta kéo trong túi xách ra một hộp sữa bảo là mua cho chị dâu nhưng lại lấy nhầm sữa em bé nên tặng cho con chị Tâm.


Cảnh sát phác họa chân dung nghi can bắt cóc

Theo sản phụ Tâm, cô gái này tỏ ra rất vui vẻ, khen con chị kháu khỉnh, liên tục đòi ẵm bé nhưng vợ chồng chị không cho. Nghi can này cũng ngủ qua đêm cạnh giường mẹ con sản phụ. Khoảng 7h40 ngày 9/1, khi chồng về, còn chị Tâm vào nhà vệ sinh ở trước cửa phòng để rửa bình sữa thì cô gái này được cho là đã bế bé trai đi mất.

Điều tra ban đầu của cảnh sát, trong hành trình hơn 10 km, nghi phạm đã 3 lần thay đổi xe ôm trước khi mất hút tại ngôi chợ đông đúc.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm