| Hotline: 0983.970.780

Tin vui cho thủy sản Việt Nam

Thứ Năm 23/01/2014 , 09:47 (GMT+7)

Nhật Bản đã chính thức hủy bỏ chế độ kiểm tra tồn dư Ethoxyquin đối với 100% lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi của Việt Nam. Đồng thời, nâng mức giới hạn tồn dư tối đa cho phép (MRL) đối với Ethoxyquin từ 0,01 ppm lên mức 0,2 ppm.

Hôm qua (22/1), Cục Quản lí chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) công bố: Nhật Bản đã chính thức hủy bỏ chế độ kiểm tra tồn dư Ethoxyquin đối với 100% lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi của Việt Nam. Đồng thời, nâng mức giới hạn tồn dư tối đa cho phép (MRL) đối với Ethoxyquin từ 0,01 ppm lên mức 0,2 ppm.

Đây là một tin vui lớn cho XK thủy sản Việt Nam sau quá trình đấu tranh và đàm phán dai dẳng xung quanh vấn đề kiểm soát các chất tồn dư trên thủy sản XK của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.


Tin vui đến với người nuôi tôm Việt Nam ngay những ngày cận Tết Nguyên đán

Theo Nafiqad, ngày 20/1/2014, Nafiqad đã nhận được công hàm số J.F:42/2014 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội thông báo: Theo đề nghị từ Bộ NN-PTNT Việt Nam, và đặc biệt là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong buổi hội đàm cấp cao Việt Nam - Nhật Bản vào tháng 12/2013, phía Nhật Bản đã triển khai việc xem xét lại giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL) đối với Ethoxyquin dựa trên văn bản pháp luật và các quy định liên quan.

Theo Đại sứ quán Nhật Bản, Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản hiện đã hoàn thành những thủ tục cần thiết, kể cả việc thông báo tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc lấy ý kiến các nước thành viên về MRL các chất trong thực phẩm. Theo đó, MRL của Ethoxyquin trong giáp xác đã được điều chỉnh từ 0,01 ppm lên mức 0,2 ppm (tăng 20 lần).

Như vậy, với mức tồn dư Ethoxyquin trong các lô hàng tôm nuôi bị cảnh báo tại thị trường Nhật Bản trong thời gian qua từ 0,2 đến 0,6 ppm, và chế độ kiểm tra Ethoxyquin đối với 100% các lô hàng tôm nuôi và các sản phẩm từ tôm nuôi của Việt Nam sẽ được cơ quan thẩm quyền phía Nhật Bản dỡ bỏ.


Sau nhiều nỗ lực đấu tranh và đàm phán, Nhật Bản đã “cởi trói” cho tôm Việt Nam

Ngay sau khi Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội có thông báo chính thức tới Nafiqad, ngày 21/1, Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng đã có thông báo trên website chính thức của Bộ này về việc áp dụng mức giới hạn tồn dư tối đa cho phép mới đối với dư lượng các hóa chất trong thực phẩm. Theo đó, MRL trong giáp xác (trong đó có tôm nuôi và các sản phẩm tôm nuôi) được chính thức áp dụng là 0,2 ppm (chi tiết tại địa chỉ website: http://www.m5.ws001.squarestart.ne.jp/foundation/agrlist.php).

Trước tin vui về việc Nhật Bản nới lỏng kiểm soát dư lượng và tần suất kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm và sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam, Nafiqad thông báo và yêu cầu: Các DN chế biến thủy sản XK vào thị trường Nhật Bản cập nhật quy định mới của Nhật Bản về MRL của Ethoxyquin trong giáp xác để điều chỉnh các biện pháp kiểm soát phù hợp khi XK vào thị trường này. Đối với các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng, yêu cầu phổ biến và hướng dẫn các DN thuộc địa bàn quản lí cập nhật quy định của Nhật Bản để phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng ATTP đối với các lô hàng thủy sản XK vào Nhật Bản.

Những diễn biến chính của “sự cố” Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam XK sang Nhật:

+ Năm 2012, do chưa đủ thông tin dữ liệu để đánh giá rủi ro ATTP của Ethoxyquin trên thực phẩm (trong đó có tôm) nên Nhật Bản chưa có quy định cụ thể về mức tồn dư tối đa cho phép (MRL) của Ethoxyquin đối với tôm nuôi. Vì vậy, nước này đã áp dụng MRL đối với Ethoxyquin trên tôm (trong đó có tôm và các sản phẩm từ tôm nuôi NK từ Việt Nam) ở mức thấp nhất (0,01 ppm).

+ Giữa tháng 5/2012, Bộ Y tế Nhật phát hiện các lô tôm của Việt Nam XK sang nước này có tồn dư Ethoxyquin vượt ngưỡng cho phép theo quy định, và quyết định nâng tần suất kiểm tra tồn dư Ethoxyquin đối với các lô tôm XK từ Việt Nam lên mức 30%. Đồng thời cảnh báo sẽ nâng tần suất kiểm tra lên mức 50%, thậm chí 100% nếu tiếp sau đó tiếp tục phát hiện thêm các lô tôm vượt ngưỡng cho phép. Quyết định này của Nhật khiến nhiều DN XK tôm lao đao.

- Giữa tháng 6/2012, Bộ NN-PTNT chỉ đạo Nafiqad làm việc và đàm phán với Nhật, đồng thời yêu cầu các đơn vị và Hiệp hội khẩn trương có các giải pháp nhằm tránh bị phía Nhật nâng tần suất kiểm tra.

- Ngày 19/6/2012, Tổng cục Thủy sản quyết định cấm đưa Ethoxyquin vào thức ăn thủy sản nhằm thắt chặt nguy cơ tồn dư Ethoxyquin trên tôm nuôi.

- Trong tháng 6/2012, Nafiqad nhiều lần làm việc và đàm phán với Nhật.

- Cuối tháng 6/2012 Bộ Y tế Nhật đã quyết định hủy bỏ việc kiểm soát với tần suất 30% đối với dư lượng Ethoxyquin của tôm Việt Nam.

- Ngay sau khi phía Nhật dỡ bỏ lệnh kiểm tra Ethoxyquin với tần suất 30%, thì Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã liên tiếp phát hiện 2 lô tôm khác của DN Việt Nam nhiễm dư lượng chất cấm này, nên đã tái kiểm soát trở lại đối với các lô hàng thủy sản NK từ Việt Nam với tần suất lên 30% rồi 100%. Tình hình XK tôm của Việt Nam sang Nhật tiếp tục khốn khó.

- Tháng 12/2013, tại cuộc hội đàm cấp cao giữa Việt Nam – Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét, điều chỉnh lại MRL theo các quy định liên quan nhằm tạo thuận lợi cho XK thủy sản của Việt Nam sang Nhật.

- Ngày 20/1/2014, Nhật Bản chính thức có thông báo cho Việt Nam về việc hủy bỏ chế độ kiểm tra tồn dư Ethoxyquin đối với 100% lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi của Việt Nam. Đồng thời, nâng mức giới hạn tồn dư tối đa cho phép (MRL) đối với Ethoxyquin từ 0,01 ppm lên mức 0,2 ppm.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm