| Hotline: 0983.970.780

Tinh giản bộ máy hành chính: Biên chế đẻ ra nhiều hệ lụy!

Thứ Sáu 07/11/2014 , 08:15 (GMT+7)

ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm – Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh đã nói như vậy với PV NNVN bên hành lang kỳ họp Quốc hội. / Phải từ Bộ, ngành Trung ương

Bà Tâm cho rằng vấn đề tinh giản bộ máy, biên chế của nước ta hiện nay, có thể ví như sợi dây thun, kéo ra rồi nhưng nó đàn hồi lại điểm xuất phát.

Bà có thể nói rõ hơn về điều đó?

Chúng ta sáp nhập một số Bộ nhưng lại đẻ ra các cục, tổng cục, vụ, viện. Nghĩa là Trung ương đã có chỉ đạo, cũng có chuyển biến nhưng rồi đâu lại vào đấy. Chẳng giải quyết được căn cơ của vấn đề. Tôi nghĩ rằng, bộ máy hành chính và mỗi cán bộ, công chức cần lắng nghe ý kiến nhân dân, doanh nghiệp. Nếu không cận cảnh nền hành chính sẽ khó có câu trả lời thỏa đáng. 

Xin hỏi bà, nếu tinh giản bộ máy, biên chế lúc này thì nên ở bộ phận nào?

Câu hỏi này rất khó vì có trả lời cũng chỉ là quan điểm cá nhân. Mà vấn đề cần giải quyết ở đây phải bằng một quyết sách mạnh của cơ chế với một lộ trình đi kèm với giải pháp ổn định đời sống cho người bị giảm. Cái này làm từ trên xuống thì mới có chuyển biến tích cực được. Bạn hỏi giảm ai, thì tôi xin thưa rằng, bản thân người được vào công chức không có tội. Trong một cơ quan còn tình đồng chí, đồng nghiệp, là anh em đồng đội, con người với nhau, không thể nói giảm là làm ngay được.

Nhưng thưa bà, nếu cứ “tình cảm” mãi thế này thì lấy tiền đâu ra mà trả lương?

Có lỗi của người đứng đầu

“Tại sao chúng ta để một bộ máy mà người tích cực cũng như không tích cực, người sáng tạo cũng như người không sáng tạo, người có học hành tử tế cũng bị đối xử như người chạy bằng, chạy chỗ.
Trong cơ chế ấy, người giỏi, có tự trọng sẽ không có động lực để phấn đấu; người làm dở sẽ không thấy xấu hổ.
Cũng phải nói thêm có lỗi của chính người đứng đầu năng lực yếu kém, hạn chế. Nhưng hạn chế đó không xấu mà xấu là ở chỗ người đó sợ cấp dưới hơn mình, tìm mọi cách làm thui chột tài năng, cống hiến của cán bộ công chức, nhất là cán bộ trẻ” (ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm)

Tôi cho rằng cần phải xem lại vấn đề biên chế. Bởi biên chế đẻ ra nhiều hệ lụy. Trước hết là về mặt tâm lý và tư tưởng. Khi được vào biên chế, người ta cảm thấy yên tâm. Ai mà thi đỗ công chức cũng đều thở phào nhẹ nhõm. Thu nhập có thể chưa cao nhưng ổn định. Chính vì tâm lý đó không ít người bộc lộ tư tưởng an phận.

Từ thực tế đó, liệu có nên duy trì biên chế nữa không? Hay chỉ giữ lại số ít làm công chức thôi. Phần lớn chuyển sang hợp đồng. Để số chuyển sang hợp đồng gắn bó thì cơ quan phải tạo động lực để cho người ta cống hiến, phát huy. Tôi cho rằng đây cũng là một giải pháp để góp phần cho việc tinh giản đạt kết quả, vừa nâng hiệu suất lao động, vừa giảm tải gánh nặng trả lương nhưng cũng có thể tăng được lương.

Thưa bà, công chức có gì hay mà người ta xếp hàng dài chờ từ sáng đến tối để nộp hồ sơ thi tuyển?

Vừa rồi tôi gặp các bạn trẻ, các bạn ấy đều mong muốn được thi tuyển một cách công bằng, minh bạch để khi trúng tuyển cảm thấy tự hào. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng có người muốn vào các cơ quan Nhà nước để “kiếm tiền” bằng cách gây nhũng nhiễu, phiền hà để được người ta lót tay cho mình. Vẫn còn đó tình trạng chạy vào công chức; ra giá cho từng vị trí, vụ việc, đơn vị, ngành nghề.

Vì sao xảy ra tình trạng đó, thưa bà?

Câu hỏi này không chỉ riêng tôi mà tất cả những ai có trách nhiệm phải trả lời cho bằng được để xã hội có niềm tin. Tôi cho rằng, cơ chế tiền lương của chúng ta chưa phù hợp. Có những sinh viên học 4 – 5 năm, có ngành học 5 – 6 năm nhưng khi ra trường nếu xin được việc thì hệ số lương khởi điểm chỉ được 85% của 2,34. Nói gì thì nói, muốn cống hiến thì cũng phải đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Thưa bà, việc TP.HCM vừa tái lập Sở Du lịch, liệu có đi ngược lại với vấn đề này không?

Khi thực hiện Nghị định 13 của Chính phủ, TP.HCM có 3 đề nghị nhằm giải quyết một số vấn đề như: TP.HCM là nơi có rất nhiều tổ chức tôn giáo có cơ sở đóng trên địa bàn và có nửa triệu người Hoa sinh sống. Mặt khác, TP.HCM chiếm 50% thị phần khách du lịch của cả nước. Do đó, đòi hỏi cần phải có bộ máy quản lý thật sát với yêu cầu. Tuy nhiên đề nghị đó đã không được Chính phủ chấp thuận. Suốt thời gian dài thì càng chứng tỏ những kiến nghị của TP.HCM là xác đáng nên vừa rồi được sự cho phép, chúng tôi mới tái lập Sở du lịch.

Khi đưa vấn đề này ra bàn thì rất nhiều ĐB HĐND TP cũng nêu ý kiến là việc tái lập như thế có làm cho bộ máy phình ra và cái quan trọng là có làm cho tình hình tốt lên hơn không? Vấn đề này, UBND TP đã trả lời một cách thỏa đáng, thuyết phục được HĐND quyết định.

Xin cảm ơn bà!

Phải tự đổi mới mình

16-35-24_dbqh-nguyen-vn-hien-don-b-ri-vung-tu-trong-mot-ln-pht-bieu-truoc-qh

ĐBQH Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu rằng: Trước khi đi họp Quốc hội, có một doanh nghiệp nói với tôi thế này: “Các ông đặt vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp, nhưng không thấy ai đặt vấn đề tái cơ cấu tổ chức bộ máy và tái cơ cấu chính các ông”.

ĐB Hiến cho rằng, tái cơ cấu bộ máy là để thực hiện đúng Hiến pháp và cam kết trước nhân dân. Chúng ta nói rằng nước mình nhiều tướng, nhiều thứ trưởng nhưng Thủ tướng cũng chỉ là người đặt bút ký sau khi đã có chấp thuận, sau khi có thông báo của cấp có thẩm quyền.

Cũng theo ĐB Hiến đất nước ta không thiếu những người tâm huyết, tài năng, nhưng họ không có điều kiện may mắn và không có vị trí xứng đáng để có thể giúp dân, giúp nước. Cho nên phải bằng cơ chế tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm, minh bạch, công khai bằng những giám khảo có tâm thì họ mới có cơ hội đem tâm huyết, trí tuệ của mình giúp dân, giúp nước được.

Phải bỏ tối đa cấp phó

16-35-24_dbqh-trn-du-lich-don-tphcm-tro-doi-voi-pvnnvn-ben-hnh-lng-ky-hop-qh

Đề cập đến bộ máy hành chính cồng kềnh, ĐBQH Trần Du Lịch (TP.HCM) thẳng thắn nói: Đây là vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Quốc hội trong quyết định Luật Chính quyền địa phương tới đây. Vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương sẽ có 3 cấp như hiện nay hay chỉ có 2 cấp. Bởi một cấp chính quyền nó đi theo cả hệ thống chính trị. Một đơn vị hành chính như Hiến pháp đã nêu là “Cấp chính quyền và cơ quan chính quyền”. Vì thế không nhất thiết mọi đơn vị hành chính phải có cấp chính quyền.

Quan điểm của tôi là phải tổ chức lại bộ máy. Chúng ta phải bỏ tối đa cấp phó. Cấp Bộ và chính quyền cấp tỉnh chỉ tối đa 2 phó, đồng thời nâng cao vị thế và trách nhiệm của các vị trí giám đốc sở và cục, vụ. Nghĩa là không biến ông phó chủ tịch tỉnh và ông thứ trưởng thành một cấp chính quyền.

Các bạn cứ hình dung đất nước mình như cơ quan tôi là một vụ. Bây giờ tới mức độ hết ghế rồi thì gọi là “hàm” vụ trưởng, vụ phó. Thế thì ai mà chịu cho nổi. Nếu cứ duy trì bộ máy và cách tổ chức như thế này thì không ai đóng thuế nuôi nổi đâu. Luật Chính quyền địa phương tới đây mà không giải quyết được vấn đề này thì đừng mong có thay đổi lớn và kỳ vọng tăng được lương.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm