| Hotline: 0983.970.780

Tình người, tình đất phương Nam

Thứ Hai 28/04/2014 , 07:01 (GMT+7)

Festival Đờn ca tài tử Quốc gia đang diễn ra chuỗi 21 sự kiện, thật sự là những ngày hội của tiếng đờn, lời ca giàu âm sắc, nhịp điệu với chủ đề "Tình người - Tình đất phương Nam”.

Tham gia Festival có 350 nghệ nhân của 21 tỉnh, thành phố khu vực Đông và Tây Nam Bộ - những địa phương đã góp phần hoàn chỉnh hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO công nhận ĐCTT là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự kiện nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật của ĐCTT.

Tối 25/4, tại Quảng trường Hùng Vương, TP. Bạc Liêu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, cùng với đông đảo người dân Nam Bộ đã về tham dự lễ khai mạc Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ I - Bạc Liêu 2014. Hơn 500 diễn viên chuyên và không chuyên cùng các nghệ nhân ĐCTT nổi tiếng đến từ 21 tỉnh, thành phía Nam tham gia biểu diễn trong chương trình khai mạc.

Theo GS.TS Trần Văn Khê, nếu miền Bắc có ca trù, miền Trung có ca Huế, thì ĐCTT là một sinh hoạt văn hóa giải trí của người Việt ở miền Nam. Nếu ca trù quan trọng nhất là người ca nương, kế đó mới đến người đờn là phụ họa, ở ca Huế cũng tương tự, thì với ĐCTT ở miền Nam, đờn quan trọng có khi còn hơn ca nữa và đã chơi thì bất kể sang hèn.

Tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 6 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị của ĐCTT. Nhân dịp Festival ĐCTT Nam bộ, tỉnh Bạc Liêu công bố lễ ra mắt Quỹ Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bạc Liêu, khánh thành Khu lưu niệm Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Lễ bế mạc Festival diễn ra
vào đêm 29/4.

Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ gắn liền với nếp sống của nhiều tầng lớp trong xã hội ngày xưa, từ anh nông dân, anh thợ hớt tóc, ông thầy giáo, anh chạy xe lôi… đều có thể chơi ĐCTT được.  Tỉnh Bạc Liêu là một trong những địa danh gắn liền với lịch sử hình thành Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ - quê hương của bản "Dạ cổ hoài lang" nổi tiếng của nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1890 - 1976). Ông là một trong những bậc thầy ĐCTT Nam Bộ, được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Tìm về dấu xưa, lịch sử ghi lại từ những thập niên giữa và cuối thế kỉ thứ XVII, trong hành trang mang theo của những đoàn người hướng về phương Nam có cả những âm điệu quê nhà. Vùng đất mới phương Nam, phong thổ thay đổi, thiên nhiên hào phóng đã làm thay đổi tính cách những lưu dân. Tình cảm, tính cách con người trở nên rộng mở, khoáng đạt hơn. Cũng từ đó, một loại hình nghệ thuật mới ra đời trên nền tảng âm nhạc cung đình Huế, nhạc lễ Nam Bộ, cùng những điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng - ĐCTT Nam Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, vơi đi nỗi nhớ cố hương, bớt đi sự vất vả cực nhọc, hiểm nguy của những lưu dân về vùng đất mới. Chính vì vậy mà ĐCTT được đông đảo người dân hấp thụ, sáng tác và không ngừng sáng tạo.

Ông Võ Văn Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: "Những câu ca, điệu đờn ấy không chỉ là những câu ca, điệu đờn, mà chính là tình người, tình đất phương Nam. Chính vì vậy nó không chỉ tồn tại và thăng hoa trong phạm vi Nam Bộ mà còn lan tỏa đến cả trong và ngoài nước. Đến hôm nay, Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ được cả thế giới vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Niềm hạnh phúc ấy trước hết do công sức, trí tuệ, tâm huyết của các bậc tiền nhân, của bao thế hệ nghệ nhân đã lao động sáng tạo, gìn giữ, trao truyền mà có”.

Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ I tại Bạc Liêu 2014 lần đầu tiên mở ra không gian lớn, nơi giao lưu, gặp gỡ của các nghệ nhân, nghệ sĩ và người mộ điệu ĐCTT của cả nước. Nơi đây còn là diễn đàn trao đổi, bàn luận về trách nhiệm bảo tồn, lưu giữ và phát triển Nghệ thuật ĐCTT.

Ông Võ Văn Dũng nhấn mạnh: “Bạc Liêu ý thức sâu sắc rằng, bản sắc văn hóa Nam Bộ chính là động lực để Nam Bộ phát triển, mà Nghệ thuật ĐCTT là yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa ấy. Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ I - Bạc Liêu 2014 chính là nhằm làm sâu sắc thêm tiềm năng, lợi thế và sức mạnh của Nam Bộ, là diễn đàn phát đi thông điệp: Phải bảo tồn, phát huy những giá trị vĩnh hằng ấy".

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng: Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vinh dự, tự hào của Việt Nam nói chung và của 21 tỉnh, thành phố Nam Bộ, Nam Trung Bộ nói riêng. Đây cũng là trách nhiệm lớn lao của chúng ta đối với việc phát huy và gìn giữ những di sản quý báu, tốt đẹp mà cha ông đã trao truyền lại bằng mồ hôi và cả máu xương cùng tình yêu, niềm tin và hy vọng vào thế hệ mai sau và tương lai của dân tộc. Xứng danh vùng đất được coi là chiếc nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Bạc Liêu cùng với các địa phương trong vùng đã tổ chức Lễ hội Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất như một lời kính cáo, lời tri ân với tiên tổ, với tất cả những cá nhân, tổ chức đã góp phần sáng tạo, gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật rất đỗi bình dị, tự nhiên, thanh cao, bác học hết sức độc đáo này.

Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ 1 - Bạc Liêu 2014, từ ngày 24/4 khởi đầu các hoạt động: Khai mạc triển lãm sinh vật cảnh có 26 gian hàng của 8 tỉnh trong vùng ĐBSCL tham gia;  khai mạc Hội chợ thương mại du lịch với 21 gian hàng triển lãm và 300 gian hàng hội chợ; khai mạc lễ hội ẩm thực Nam Bộ; khai mạc chương trình nghệ thuật giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của soạn giả Trọng Nguyễn và Yên Lang và trao Giải thưởng VHNT Cao Văn Lầu.

Đặc biệt, vòng quanh bờ hồ tại Khu du lịch sinh thái Hồ Nam xây dựng cách điệu với 21 “nón lá” là nơi hội tụ 21 đoàn của các tỉnh, thành khai hội không gian văn hóa ĐCTT, biểu diễn giao lưu với khách tham quan.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm