| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh trồng rừng mạnh nhất miền Trung

Thứ Sáu 21/11/2014 , 09:35 (GMT+7)

Không chỉ là tỉnh trồng rừng mạnh nhất miền Trung, Bình Định còn được Bộ NN-PTNT đánh giá là một trong những tỉnh quản lý chất lượng và số lượng giống cây lâm nghiệp tốt nhất trên cả nước.

Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng ở Bình Định tăng rất nhanh. Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh này, hàng năm diện tích rừng trồng khai thác, trồng mới và trồng lại của tỉnh là trên 10.000 ha. Theo đó, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng khá lớn. Chỉ tính riêng năm 2014, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng của Bình Định đạt đến 600.000 tấn/năm.

“Nhờ những năm qua người trồng rừng ở Bình Định đã rất kỹ càng trong việc chọn cây giống nên năng suất, sản lượng được tăng cao như thế”, ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Định cho biết.

Hiệu quả kinh tế của rừng trồng cho thấy rất rõ, năm 2014 Bình Định đã chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên, thế nhưng các Cty lâm nghiệp Hà Thanh, Sông Kôn và Quy Nhơn vẫn đang sống tốt, vừa đảm bảo đời sống của CBCNV mà còn thu lãi hàng năm rất khá nhờ từ rất sớm đã quan tâm đến trồng rừng SX.

“Nước lên thuyền lên”, khi phong trào trồng rừng mạnh thì ắt nhiên SX cây giống lâm nghiệp cũng sẽ mạnh theo. Chỉ tính riêng năm 2014, tổng số cây giống lâm nghiệp được SX trên địa bàn là 145 triệu cây, chủ yếu keo và bạch đàn. Trong khi nhu cầu trồng rừng hàng năm ở Bình Định với 10.000 ha thì chỉ cần số lượng cây giống khoảng 20 triệu cây. Như vậy 125 triệu cây giống lâm nghiệp của Bình Định có điều kiện đi khắp nước, nhất là các tỉnh Tây Nguyên. Thậm chí một số DN thuê đất ở các nước Lào, Campuchia trồng rừng cũng tìm về Bình Định mua cây giống.

“Trong tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của Bình Định, chúng tôi đặt nặng phải làm sao nâng cao thu nhập cho gỗ rừng trồng. Sau các dự án, DN, từng bước chúng tôi sẽ hướng dẫn cho hộ gia đình trồng rừng làm thủ tục để được cấp chứng chỉ FSC. Chắc chắn, đến khi ấy, số lượng tỷ phú rừng trồng ở Bình Định còn nhiều hơn”, bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Trước thực tế này, Bình Định đang nghĩ đến chuyện khai thác hết tiềm năng kinh tế của gỗ rừng trồng. Bằng cách, đưa vào đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp vấn đề chủ chốt sẽ không khai thác rừng non xuất thô, chuyên cung cấp cho nhà máy SX dăm gỗ mà sẽ nuôi rừng lâu hơn, nhằm khai thác gỗ lớn phục vụ cho ngành chế biến lâm sản.

Ông Dũng phân tích: “Hiện rừng trồng 6 - 7 năm khai thác bán cho các nhà máy chế biến dăm gỗ chỉ có giá 1,2 triệu đ/tấn, trong khi đó gỗ rừng trồng nuôi từ 10 - 12 năm mới khai thác, cây gỗ có đường kính từ 15 cm trở lên sẽ được các DN chế biến gỗ XK mua đến giá hơn 1,5 triệu đ/tấn.

Thêm vào đó, từ 7 năm trở về sau, người trồng rừng không phải đầu tư gì thêm, nhưng nếu 7 năm khai thác thì năng suất chỉ cho khoảng 100 tấn/ha thì nuôi rừng 10 - 12 năm mới khai thác thì năng suất sẽ lên đến 180 - 200 tấn/ha. Nuôi rừng, chỉ cần bảo vệ tốt không để rừng bị thất thoát là hốt bạc”.

Rừng trồng ở Bình Định còn đang đi xa hơn, đó là những cánh rừng trồng theo dự án WB 3 ở 2 huyện Phù Cát và Tây Sơn. Đơn cử ở Phù Cát, 200 ha rừng WB3 ở 2 xã Cát Lâm và Cát Hiệp (Phù Cát) đã được cấp chứng chỉ FSC. Quy định của chương trình trồng rừng WB3 là đúng 7 năm mới khai thác, đang có một số diện tích thu hoạch.

Ông Phan Sỹ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát cho biết: “Rừng đã được cấp chứng chỉ FSC khi thu hoạch luôn được thị trường thu mua cao giá hơn rừng trồng chưa có chứng chỉ FSC 300.000 đ/tấn, vì khi gỗ rừng có chứng chỉ FSC khi xuất sang Mỹ và các nước châu Âu rất thong dong”.

Ông Đỗ Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết thêm: “Khoảng 200 ha rừng trồng trong dự án WB3 ở Tây Sơn cũng đang làm thủ tục để được cấp chứng chỉ FSC. Đến khi được cấp, những người trồng rừng ở Tây Sơn sẽ còn có mức thu nhập cao hơn hiện nay nhiều”.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.