| Hotline: 0983.970.780

Tổ chức lễ vinh danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Chủ Nhật 01/02/2015 , 10:06 (GMT+7)

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh theo dòng chảy thời gian đã được các thế hệ cha anh trau chuốt cả về nhạc, vũ và ca từ.

Tối 31/1, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể lễ vinh danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, nhân dịp ví, giặm Nghệ Tĩnh được Tổ chức UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Về dự lễ có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc Hội; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội; đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế TW, đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, trưởng ban chỉ đạo buổi lễ; đồng chí Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ GTVT, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Hà Nội và đông đảo các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành TW và  lãnh đạo 2 tỉnh đã đến dự.

Tham gia chương trình nghệ thuật, ngoài đoàn Dân ca Nghệ An, đoàn ca múa nhạc Việt Nam còn có sự tham gia tích cực của  8 câu lạc bộ dân ca ví, giặm Nghệ tĩnh thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã nhấn mạnh: Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình văn nghệ dân gian ra đời trong cuộc sống lao động, sản xuất của người dân xứ Nghệ và đã được lớp lớp tiền nhân gìn giữ đến tận hôm nay. Nó không chỉ là một nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa của vùng miền mà còn là niềm tự hào của người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh theo dòng chảy thời gian đã được các thế hệ cha anh trau chuốt cả về nhạc, vũ và ca từ nhờ đó dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được lưu giữ và ngân vang cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, xin cảm ơn Tổ chức UNESCO đã quý trọng và công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận này sẽ giúp cho dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được chắp cánh vươn xa và trường tồn mãi với thời gian...

Phát biểu tại buổi lễ, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Hà Nội đã đánh giá cao giá trị nghệ thuật độc đáo của loại hình nghệ thuật dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Bà mong rằng chính quyền và nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục khơi thông dòng chảy để loại hình nghệ thuận này không chỉ lưu truyền cho muôn đời sau mà còn trở thành một nét đẹp riêng có của vùng đất đã sinh ra nó...

Thay mặt Đảng và Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhiệt liệt chào mừng và chia sẻ niềm vui cùng với các nghệ nhân và lãnh đạo, nhân dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Phó Thủ tướng cũng cảm ơn các thế hệ tiền nhân đã sản sinh ra loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này và lưu giữ truyền lại cho đến tận hôm nay.

Sau khi phân tích, chỉ ra nguyên nhân vì sao Nghệ An - Hà Tĩnh từ ngàn xưa vốn là vùng đất nghèo khó và con người nơi đây khắc khổ, mộc mạc nhưng lại có tinh thần chịu khó và rất hiếu học, luôn coi trọng đạo lý nhưng cũng đầy lòng nhân ái này lại sinh ra làn điệu dân ca ví, giặm vừa mộc mạc mà ý nhị, vừa sôi nổi mà sâu lắng... làm mê đắm lòng người, trở thành loại hình nghệ thuật dân gian riêng có của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và chính quyền 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, ngay sau buổi lễ vinh danh trọng thể này, phải tiếp tục đưa loại hình nghệ thuật này lên một đỉnh cao mới, xứng để nó xứng đáng là một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của thế giới...

Thay mặt Ban chỉ đạo buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã công bố chương trình hành động quốc gia về việc sẽ duy trì, phát triển loại hình nghệ thuật này một cách bền vững tại địa phương. Trước mắt phải tập trung mũi nhọn vào việc đưa dân ca ví giặm vào trường học, tiếp tục phát hiện và công nhận danh hiệu nghệ nhân dân ca ví giặm tại các địa phương để động viên, khai thác, truyền dạy loại hình nghệ thuật này cho các thế hệ con em tại địa phương nhằm lưu giữ cho muôn đời con cháu mai sau...

Sau lễ vinh danh, các đại biểu về dự lễ được thưởng thức chương trình nghệ thuật “Về miền ví giặm” đặc biệt hấp dẫn.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm