| Hotline: 0983.970.780

Tổ chức trọng thể lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ theo nghi thức cấp cao

Thứ Hai 13/11/2017 , 19:33 (GMT+7)

Chiều 13-11, lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.147 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ Vàng năm 1945, diễn ra tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, theo nghi thức lễ tang cấp cao.

Đảng, Nhà nước và Nhân dân mãi mãi ghi nhớ, biết ơn

Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hà Nội, các Bộ, ngành còn và đại diện nhiều gia đình tư sản trước đây có nhiều đóng góp cho các mạng, đất nước như gia đình cụ Phát Đạt, gia đình cụ Đỗ Đình Thiện... cũng đã tới viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ.

18-36-48_tvb_1
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ cùng gia đình

Ông Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chia sẻ nỗi mất mát của gia đình và bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất trong sổ tang: “Trong lúc chính quyền Cách mạng gặp nhiều khó khăn, Cụ cùng với chồng là Cụ Trịnh Văn Bô và gia đình đã hiến tặng 5147 lượng vàng và nhiều tài sản cho Cách mạng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn những cống hiến vô cùng quý báu đó của Cụ và gia đình”.

Khi còn minh mẫn, cụ bà Trịnh Văn Bô đã dặn lại, mong mọi người đến viếng chớ lãng phí tiền mua vòng hoa. Với cụ, đoàn thể có một vòng hoa để ghi danh, còn người đến viếng chỉ xin một bông hoa tưởng nhớ là đủ. Cụ cũng yêu cầu con cháu không được sử dụng tiền phúng viếng. Tiền phúng viếng gửi 1/2 số tiền ủng hộ đồng bào bị thiên tai, 1/2 chuyển cho quỹ khuyến học.
 

Luôn luôn nghĩ đến người nghèo khó, cơ hàn

Bà Trịnh Đoan Trang, con gái thứ hai của cụ Minh Hồ chia sẻ, lúc còn sống, cụ thường đưa cho người giúp việc vài triệu, để khi nào thấy người vô gia cư đến thì cho tiền. “Cụ giao hẹn với họ cứ một tháng mới đến một lần chứ không được đến nhiều", bà Trang chia sẻ.

Ông Trịnh Lương (con trai cả của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ) đại diện gia đình, trước khi lên đáp lễ, cảm ơn, đã quay xuống vái tạ tất cả mọi người và quay lên chắp tay gọi mẹ, xin phép hương linh cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ được cảm ơn Đảng, Nhà nước, bà con đã tổ chức trọng thể lễ tang.

18-36-48_tvb_-1
Tang lễ trọng thể cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ

Ông Lương xin phép thay mặt 5 đời họ Trịnh ở Hàng Ngang và 5 đời họ Hoàng ở Hàng Đào cảm ơn Đảng, Nhà nước. Ông cho hay, di nguyện của cụ bà trước khi mất là chuyển toàn bộ tiền phúng điếu về Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam để chuyển đến giúp đỡ đồng bào gặp lũ lụt cũng như giúp đỡ các cháu học sinh khó khăn học giỏi. “Mong Ủy ban MTTQ Việt Nam giúp đỡ gia đình hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của mẹ tôi. Xin cảm ơn tất cả”, ông Lương nói.

Để ghi nhớ công lao đóng góp của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, với tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, cụ đã được Trung ương Đảng sắp xếp an tang tại Nghĩa trang Mai Dịch. Tuy nhiên, thể theo nguyện vọng của gia đình, Ban tổ chức lễ tang đã đưa cụ về nơi yên nghỉ vĩnh hằng tại nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng (xã Giáp Trung, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

"Đảng và Nhà nước trân trọng dành phần mộ cho cụ tại nghĩa trang Mai Dịch, nhưng thể theo nguyện vọng cuối cùng của cụ và con cháu trong gia đình là để mộ phần của cụ bà mãi mãi bên cạnh cụ ông, nên gia đình chúng tôi sẽ đưa cụ về nghĩa trang riêng của gia đình", trưởng tôn Trịnh Hồng Minh cho biết thêm.

Cụ bà Trịnh Văn Bô tên thật là Hoàng Thị Minh Hồ, cụ là vợ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời ngày 5-11-2017 tại nhà riêng (34 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), hưởng thọ 104 tuổi. 

Cụ bà Trịnh Văn Bô là nguyên Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, sang lập viên Hội LHPN Việt Nam, nguyên ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội. Ghi nhận những đóng góp của cụ, Nhà nước đã tặng thưởng cụ bà Trịnh Văn Bô Huân chương Độc lập hạng Nhất.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm