| Hotline: 0983.970.780

Tờ giấy "biết nói"

Thứ Ba 11/06/2013 , 10:19 (GMT+7)

Câu chuyện về tờ giấy biết tìm được vật mất của ông Sửu lan truyền khắp vùng còn nhanh hơn cả nước sông Thương mùa lũ. Hễ khi mất trâu, bò thậm chí lạc mất người thân họ đều đến cậy nhờ ông tìm giúp.

Câu chuyện về tờ giấy biết tìm được vật mất của ông Sửu lan truyền khắp vùng còn nhanh hơn cả nước sông Thương mùa lũ. Hễ khi mất trâu, bò thậm chí lạc mất người thân họ đều đến cậy nhờ ông tìm giúp.

>> Những ''pháp sư'' miền biên ải

Bí thư thôn Quán Thanh (xã Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn), ông Vi Ngọc Lưu, xưa có mua một con trâu đực ở huyện Bắc Sơn về. Hồi đó con trâu là cả một gia tài đối với người nông dân. Không may, con trâu lạ không quen chuồng mới, chủ mới nên bứt đứt thừng, xổng mất.

Ông Lưu huy động cả họ đi tìm, cánh ngược lên bản Thí, cánh xuôi xuống huyện Hữu Lũng, cánh mò sang cả vùng hồ Cấm Sơn giáp ranh Lạng Sơn - Bắc Giang vậy mà tìm hàng tháng cũng không thấy con trâu xổng chuồng. Một bữa hai chú cháu ông Lưu tìm trâu ở bản Thí cách nhà 20 km, trời nắng, khát nước quá mới vào một nhà người dân xin.

Chủ nhà là một người đàn ông trung niên hỏi: “Hai người đi đâu giữa trưa nắng thế này?”. Ông Lưu xởi lởi tháo cái ba tong rượu vẫn buộc ở ngang thắt lưng ra mời rồi kể về chuyện đi tìm con trâu lạc.

Người đàn ông đón ba tong trên tay khách lạ, ngửa cổ tu một hơi rồi nhìn cái đồng hồ treo trên vách nhà, bấm đốt ngón tay rồi hỏi: “Nhà mày có gần sông hay suối gì không?”. Ông Lưu đáp: “Có gần sông Thương”. Người khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Thế thì con trâu kia không thể mất được. Có người đã bắt nó đi nhưng vía nhà mình lớn, không thể làm gì được. Cứ về nhà đi, hai ba hôm nữa sẽ thấy. Nó ở hướng đông nam, cách nhà chừng mươi năm phút đi bộ. Không phải chúng mày cho tao uống rượu mà tao nói đâu nhé!”.


Ông Trịnh Sửu giờ đã già và lẫn

Tai chú cháu ông Lưu nghe những lời ấy mà lòng thì đầy nghi hoặc. Mấy hôm sau, họ đi tìm theo hướng đông nam như được chỉ dẫn thì thấy con trâu đang nhởn nhơ ăn cỏ ở cánh đồng xóm Mới ngay trong xã Chi Lăng. Thấy trâu, cả mừng, ông Lưu bụng bảo dạ lên tạ ơn người đàn ông ở bản Thí nhưng nấn ná mãi, mấy chục năm rồi ý định ấy vẫn chưa thực hiện được.

Nếu như người đàn ông ở bản Thí giờ vẫn chỉ là một người vô danh tốt bụng thì ở Chi Lăng có ông Trịnh Văn Sửu, bố vợ của cựu Bí thư xã Dương Ngọc Đại lại nổi tiếng với thuật tìm vật hay người mất tích.

Ông Sửu năm nay xấp xỉ 90 tuổi, 60 năm tuổi đảng, nguyên là một cán bộ thủy văn người Quảng Nam tập kết ra Bắc rồi học được thuật tìm của mất từ người dân tộc ở huyện Bình Gia. Năm 1971, ông chuyển cả gia đình về Chi Lăng sinh sống.

Người đầu tiên ông Sửu giúp tìm của là ông Lành Văn Sìn - một thầy mo có tiếng trong vùng. Bữa ấy thấy đám đông đang nhốn nháo ở nhà ông Sìn, hỏi ra mới hay hồi nửa đêm, con trâu trong chuồng nhà thầy mo đã bị trộm dắt đi mất dù then vẫn còn cài. Ông Sửu nói với ông Sìn: “Để tôi tìm giúp trâu cho”. Ông Sìn lắc đầu, không tin và bảo: “Ông chỉ được cái nói phét”.

Không hề tự ái vặt, ông Sửu vẫn bình tĩnh hỏi giờ mất trâu rồi ghi vào một tờ giấy. Ông lại bảo gia chủ lấy một con dao nhọn xiên qua tờ giấy ấy rồi cắm xuống trước cửa chuồng trâu mà phán rằng: “Nếu con trâu chưa bị giết, giờ này ngày kia ra cánh đồng phía trước mặt tìm là thấy”. Khi những con sớ (người giúp việc cho các thầy mo - PV) của thầy mo Sìn y lời ra đồng tìm, quả lại thấy trâu thật.

Câu chuyện về tờ giấy biết tìm được vật mất của ông Sửu từ đó lan truyền khắp vùng còn nhanh hơn cả nước sông Thương mùa lũ. Hễ khi mất trâu bò thậm chí lạc mất người thân họ đều đến cậy nhờ ông tìm giúp. Thủ tục làm lễ rất đơn giản, một bò gạo, một túi kẹo hoặc gói bánh, một con dao nhọn để thắp hương làm lễ còn tiền ông Sửu không lấy của ai bao giờ.

Ông Sửu có sáu người con, bốn trai, hai gái nhưng không một ai theo học được thuật tìm của, tìm người của bố. Muốn học được thuật này phải ngồi thiền, một thời gian dài, sáng nhìn lên mặt trời 2 tiếng, chiều nhìn lên mặt trời 1 tiếng, luyện sao cho tâm thật tĩnh mới mong thành công.

Ở trong vùng có ông Hoàng Văn Vản cũng rất hâm mộ thuật này, ngỏ ý muốn học nhưng khi nghe ông Sửu bảo, thấy những điều kiện khó quá đành bỏ dở nửa chừng.

Từ hồi vợ mất, ông Sửu suy nghĩ quá đâm ra quên quên, nhớ nhớ, có ai nhờ vả, con cháu cũng không cho ông thực hiện thuật tìm của, tìm người nữa. Tôi đến nhà ông, tiếp tôi là một ông lão quắc thước nhưng chân tay run lẩy bẩy, phải chống gậy thập thõm, thập thò.

Trong câu chuyện lẫn lộn giữa quá khứ, hiện tại của người già, ông giải thích: “Khi thắp hương, tôi cúng ông bà rồi hỏi những chỉ dẫn như con bò, con trâu đó người ta dắt vào buộc cạnh gốc cây này, tảng đá nọ…”.

Anh Hoàng Văn Téo ở xóm Mới A xã Chi Lăng có con gái là Hoàng Thị Xuân. Năm Xuân 15 tuổi, đang học lớp 9 bỗng dưng mất tích. Một bà bán thuốc nam tên là Mã Thị Nhi kể có thấy Xuân ngồi cùng một đứa con trai lạ trên tàu hỏa liền đến hỏi thì thằng kia lẩn mất, còn Xuân cứ theo tàu ngược về Hà Nội. Nghe tiếng ông Sửu biết thuật tìm người, anh Téo đến nhờ.


Vợ chồng anh Téo kể chuyện tìm con

Ông Sửu hỏi ngày tháng năm sinh của Xuân, hỏi nghi đi hướng nào rồi viết vào một tờ giấy (làm lễ cho tìm người thì không cắm dao vào giấy như tìm vật - PV) dặn anh về để dưới bát hương bàn mụ (bàn thờ phụ) cứ 12 giờ trưa thắp 1 nén hương, liên tiếp thực hiện trong vòng 15 ngày: “Trừ khi nó vượt biên còn không chỉ nửa tháng anh sẽ nhận được tin, đón được con về”.

Ông Lăng Thạch, Bí thư xã Chi Lăng ba năm trước cũng mất con trâu đực, tìm hai ngày không được liền nhờ đến ông Sửu, hai giờ sau thấy trâu ở cánh đồng Ải Mới. Ông Thạch bảo: “Tôi rất phục cách tìm vật của ông Sửu. Theo tôi nó không phải mê tín bởi ông ấy không lập đền, mở phủ, không dọa dẫm người ta có ma quỷ này nọ cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con…"

Quả thực, 15 ngày sau, anh Téo nhận được tin một trung tâm nhân đạo ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội báo xuống mà nhận con. Khi về Xuân bị ngơ ngẩn một thời gian rồi mới hồi phục. Anh Téo mang một cái chân giò, mười bò gạo nếp và hai chai bia đến tạ ơn ông Sửu.

Anh Trần Văn Chiến ở làng Đồn là người có kỷ lục nhờ ông Sửu tới 3 lần tìm vật. Anh kể: “Con trâu đầu tiên bị mất, tôi nhờ ông Sửu tìm, ông chỉ hướng, cuối cùng tìm thấy ở đồng Ruộng xóm Mới. Con trâu thứ hai mất ở cánh đồng Mả Tổ, tìm cả tuần không thấy, ông chỉ hướng, tôi tìm thấy ở bìa rừng. Đến đợt tôi bị người ta lừa mất cái xe máy Dream Thái trị giá hơn 5 cây vàng. Tôi tìm đến nhà ông Sửu, ông hỏi bị lừa lúc mấy giờ, thằng lừa đảo nó đi hướng nào, hình dạng nó ra sao, tôi kể chi tiết.


Anh Chiến bên chiếc xe máy tìm được

Ông làm lễ rồi bảo: “Cứ về đi, không mất được xe đâu mà sợ”. Chừng một tháng sau, Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) báo tôi sang lấy xe về. Như lời anh công an thì đối tượng lừa đảo khai chiếc xe của tôi cứ đi được một đoạn lại chết máy nên nó gửi lại một nhà dân để lừa chiếc khác. Giờ, tuy đã có xe máy mới nhưng anh Chiến vẫn giữ lại chiếc Dream thủa nào làm kỉ niệm, ai trả giá, gạ mua cũng nhất định không bán".

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm