| Hotline: 0983.970.780

Tọa đàm “đóng tàu đánh bắt cá vỏ thép” cho ngư dân

Thứ Hai 09/06/2014 , 08:13 (GMT+7)

Buổi tọa đàm do Hội khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM tổ chức tại hội trường Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sáng 7/6.

Tọa đàm có sự tham gia của hơn 200 nhà khoa học đến từ các vụ, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và đại diện ngư dân.

Tại buổi tọa đàm, đa số các đại biểu nêu quan điểm, trong thời gian qua nhiều tàu cá ngư dân miền Trung đánh bắt xa bờ tại vùng biển Hoàng Sa – Trường Sa bị tàu lớn Trung Quốc đâm chìm và hư. Nên việc đóng tàu vỏ thép lớn hơn thay thế tàu vỏ gỗ truyền thống là cần thiết. 

Các chuyên gia trong ngành đã đề xuất 4 phương án tàu mẫu vỏ thép dùng lưới rê, lưới vây, lưới kéo và tàu dịch vụ cho ngư trường. Đồng thời, nhấn mạnh cần thiết kế con tàu phù hợp với địa hình từng vùng miền, tập quán ngư dân. Những đơn vị đóng tàu lớn tham dự tọa đàm đã đưa ra các mẫu thiết kế tàu cá vỏ thép hiện đại để giới thiệu, lấy ý kiến của các nhà khoa học. Đặc điểm: Tàu cá vỏ thép chạy nhanh, chở được nhiều cá hơn, số ngày đi biển gấp hai lần, chi phí nhiên liệu tính theo tấn tải trọng thấp hơn tàu vỏ gỗ. Đặc biệt, tàu vỏ thép lớn nên gặp tàu nước ngoài sẽ tự tin hơn không sợ bị tấn công.

“Chính phủ có chủ trương hỗ trợ 30.000 tỉ đồng để đóng tàu vỏ thép cho ngư dân. Đây là tiền thuế của dân, mà thu của dân thì đầu tư cho dân phải hiệu quả. Hãy để ngư dân “mắt thấy, sờ tận tay” con tàu của họ và quyết định chọn hay không”, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lưu ý, thay tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép đồng nghĩa với việc thay cách đánh bắt cá truyền thống sang hiện đại nên cần nghiên cứu kỹ.

Trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, tàu cá vỏ thép cần phải được thử nghiệm, đánh giá bằng thực tiễn. Vấn đề kỹ thuật, phải thử nghiệm xem khả năng hoạt động, tốc độ, lưới kéo, lưới vây, lưới rê… các mẫu tàu vỏ thép theo đúng quy chuẩn kỹ thuật.

Liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình, ông Phạm Non, một ngư dân, đồng thời là chủ cơ sở đóng tàu Mai Biển ở Quảng Ngãi, nói: “Ngư dân không thích bị người khác ấn vào tay mình một con tàu mà từ máy móc, thiết kế đến phương tiện đánh bắt đều không phải do mình chọn lựa. Tâm lý chung của ngư dân là thích tàu chạy ít hao dầu nhất và giá rẻ”.

Theo ông Non, mẫu tàu cá do Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trực thuộc Vinashin vừa “chào hàng” tại buổi tọa đàm có nhiều bất cập. Ví dụ như: hộp số chỉ có 4.1, trong khi ngư dân cần hộp số to hơn là 5.1; ngư dân quen dùng máy Hino, tiết kiệm nhiên liệu, trong khi tàu do SBIC thiết kế xài máy của một hãng máy chuyên về xây dựng, quá xa lạ với ngư dân...”.

Đồng quan điểm trên, TS.Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia (ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho rằng, đơn vị thiết kế tàu phải am hiểu về nghề biển. “Ngư dân khó chấp nhận một con tàu do ai đó đóng nhưng không biết giá thành bao nhiêu, tính cơ động trên biển của con tàu tới đâu, có tốt hơn tàu gỗ cũ của họ không”, TS.Nguyễn Hữu Nguyên nói.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất