| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 11/10/2016 , 08:53 (GMT+7)

08:53 - 11/10/2016

Tọa đàm về chủ đề giao thông thì đã nhiều rồi, làm ngay đi thôi!

Chiều 6/10, báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải pháp nào giảm ùn tắc giao thông Hà Nội”. Đây có thể coi như một “Hội nghị Bình Than” về giao thông, của TP Hà Nội.

16-50-33_un-tc
Ùn tắc trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên của người dân Thủ đô
 

Buổi tọa đàm trực tuyến hôm 6/10 với chủ đề “Giải pháp nào giảm ùn tắc giao thông Hà Nội” thì có đủ mặt quan chức các ban, ngành: Trưởng phòng Hạ tầng Giao thông TP Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, Phó Giám đốc Sở GT-VT Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc TCty vận tải Hà Nội..., chứng tỏ sự quan tâm rất lớn và cụ thể.

Nguyên nhân được các vị đưa ra rất nhiều. Hà Nội ùn tắc giao thông là do nhiều nhà cao tầng. Do quy hoạch hạ tầng. Do quy hoạch giao thông. Do văn hóa con người. Do phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt. Do việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con trước cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông. Do chất lượng phương tiện tham gia giao thông. ..

Một chuyên gia giao thông sau khi đọc xong thông tin trên các báo về nội dung những ý kiến trong “Hội nghị Bình Than” này, đã phải sốt ruột thốt lên: “Thế cuối cùng, các giải pháp ngắn hạn, dài hạn cụ thể của các vị là gì?

Chưa thấy có mấy.

Đập bớt các nhà cao tầng đã xây ư? Quy hoạch lại Hà Nội theo ô bàn cờ như Tokyo, New York ư? Yêu cầu người dân thay đổi văn hóa ư?".

Các hội nghị, tọa đàm về chủ đề giao thông thì đã có nhiều, hàng chục năm nay rồi. Và rất bổ ích. Nhưng mà sau hội nghị, tọa đàm, các vị phải ra được kế hoạch khả thi, hiệu quả, phải làm gì đi chứ? Sao mà cứ hội nghị, tọa đàm liên miên như thế? Các vị phân vân lâu quá, thành ra “đẽo cày giữa đường” mất thôi. Và cũng hàng chục năm rồi, giao thông Hà Nội vẫn cứ ùn tắc.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm