| Hotline: 0983.970.780

Toa thuốc nào cho những NLT bên bờ vực phá sản?

Thứ Tư 13/10/2010 , 10:25 (GMT+7)

Ngày 1/7/2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực. Theo đó, các DN nhà nước phải hoàn tất việc chuyển đổi sang mô hình Cty TTHH một thành viên và chịu sự điều chỉnh chung theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những tồn tại cỗ hữu của mình, không ít nông, lâm trường đã không theo kịp bước đường chuyển đổi....

Ngày 1/7/2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực. Theo đó, các DN nhà nước phải hoàn tất việc chuyển đổi sang mô hình Cty TTHH một thành viên và chịu sự điều chỉnh chung theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những tồn tại cỗ hữu của mình, không ít nông, lâm trường đã không theo kịp bước đường chuyển đổi.... 

Nợ ngập đầu

Lâm trường Yên Bình bán cây đứng cho các thương lái thuê người khai thác

Tỉnh Yên Bái hiện còn 7 lâm trường hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, đến nay  vẫn chưa hoàn tất việc chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH một thành viên. Có lâm trường đã xây dựng xong phương án, đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều đáng bàn là 3/7 lâm trường đứng trước bờ vực phá sản và giải thể, số lâm trường còn lại thì phần lớn “dặt dẹo” vì thiếu vốn…

Đất đai hoang phí

Tỉnh Yên Bái có 9 lâm trường quốc doanh, tháng 12/2006 hai lâm trường Trạm Tấu, Púng Luông chuyển thành Ban Quản lý rừng phòng hộ, nay chỉ còn 7 lâm trường, đóng ở các huyện: Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình và Lục Yên. Các lâm trường đều được giao quản lý cả chục ngàn ha rừng và đất rừng. Thời hoàng kim, nhiều lâm trường có hàng trăm cán bộ, công nhân khai thác cả ngàn khối gỗ rừng tự nhiên, hàng chục triệu cây tre, vầu, nứa các loại.

Sau mấy chục năm khai thác, rừng tự nhiên cũng cạn kiệt, từ khi nhà máy giấy Bãi Bằng được khởi công xây dựng tại tỉnh Phú Thọ, các lâm trường ở khu vực vùng thấp được giao nhiệm vụ trồng cây nguyên liệu giấy: Keo, bạch đàn, bồ đề. Một thời gian khá dài không chỉ các lâm trường, nông dân trồng rừng trong vùng qui hoạch trồng cây nguyên liệu giấy: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình khốn khó vì không tiêu thụ được sản phẩm. Khi đó khách hàng lớn nhất và cũng là duy nhất thu mua gỗ nguyên liệu là nhà máy giấy Bãi Bằng. Do đó, nhà máy độc quyền đặt giá, phân bổ chỉ tiêu cho các lâm trường và các địa phương, nông dân trồng rừng không thể bán gỗ trực tiếp cho nhà máy theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Các lâm trường đều phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để xin chỉ tiêu.

Việc bán gỗ đã khó, việc vay vốn ngân hàng trồng rừng lại càng khó hơn. Thành ra hàng trăm ha đất do các lâm trường quản lý bỏ hoang vì thiếu vốn trồng rừng. Trong khi đó người dân không có đất SX, việc xâm lấn đất thường xuyên diễn ra ở khắp các địa phương. Đất lâm trường giống như “Miếng da lừa” mỗi năm co hẹp lại. Lâm trường Yên Bình được giao 1.392 ha đất rừng, nhưng đến nay chỉ giữ được 662 ha, trong đó có 462 ha đất do lâm trường bỏ vốn trồng rừng thì giữ được đất, 200 ha liên doanh với người dân, với hình thức: Lâm trường cung cấp cây giống, phân bón, kỹ thuật còn dân bỏ công trồng, chăm sóc khi đến tuổi khai thác thì sản phẩm ăn chia theo tỷ lệ hợp đồng liên doanh. Còn lại 743 ha dân xâm lấn không biết đến bao giờ mới đòi được. Lâm trường Văn Yên tổng diện tích được giao 1.463 ha, diện tích rừng trồng của lâm trường chỉ có hơn 200 ha, diện tích liên doanh gần 700 ha, diện tích còn lại hơn 500 ha thì dân xâm lấn. Các lâm trường Thác Bà, Việt Hưng cũng không đủ vốn để trồng rừng, nên đều phải liên doanh với người dân để trồng rừng, một số diện tích không nhỏ bị xâm lấn hiện đang phải rà soát lại để giao khoán cho dân.

Nợ như "Chúa Chổm"

Lâm trường Văn Chấn trong cảnh hoang tàn
Từ năm 2003 trở về trước các lâm trường còn được các ngân hàng cho vay để trồng rừng, xây dựng nhà máy SX giấy đế xuất khẩu, xây dựng cơ sở chế biến lâm sản. Từ năm 2004 đến nay thì không ngân hàng nào dám cho lâm trường vay vốn trồng rừng. Bởi nợ cũ chưa trả thì chẳng ngân hàng nào dám bỏ tiền ra để hàng tháng chống gậy đi đòi, mà nợ nần thì mỗi ngày một cao hơn, hy vọng đòi được tiền của các lâm trường lại mù mịt như mây ngàn, gió núi. Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Yên Bái đến ngày 30/9/2010, trong 7 lâm trường thì có 5 lâm trường nợ ngập đầu, đều là những con nợ khó đòi. Trong đó lâm trường Lục Yên được mệnh danh nợ “Chúa Chổm”, với số nợ 6,347 tỷ, lâm trường Văn Yên nợ 4,24 tỷ, lâm trường Yên Bình nợ 2,061 tỷ, lâm trường Thác Bà nợ 1,471 tỷ…Các lâm trường này đều là những “ông lớn” có số dư nợ quá hạn trong danh sách 8 DN mà Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Yên Bái phải “kiềng mặt”. Bởi, họ đã phát nhiều văn bản đòi nợ, nhưng đến nay các lâm trường đó đều khất lần xin được giãn nợ, khoanh nợ.

Theo báo cáo số 1055/STC-TCDN ngày 2/8/2010 của Sở Tài chính Yên Bái về tình hình SXKD của các lâm trường. Lâm trường Lục Yên đứng đầu danh sách nợ với 25,5 tỷ, trong đó nợ quá hạn là 8 tỷ, lâm trường Văn Yên tổng số nợ là 11,4 tỷ, trong đó nợ quá hạn là 6 tỷ, lâm trường Thác Bà nợ 8,8 tỷ, lâm trường Việt Hưng nợ 6 tỷ, lâm trường Yên Bình nợ 8,2 tỷ… Tại báo cáo này nêu rõ: Căn cứ số liệu báo cáo quyết toán năm 2009 của lâm trường Lục Yên nếu bán toàn bộ tài sản lưu động hiện tại chỉ thanh toán được 50% số nợ ngắn hạn phải trả.

Thảm cảnh của các lâm trường: Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn ngày càng trở nên bi đát. Lâm trường Lục Yên thua lỗ liên tục 9 năm liền từ năm 2001 đến năm 2009, số lỗ luỹ kế đến 31/12/2009 là 11,568 tỷ, nguy cơ mất vốn và kinh doanh thua lỗ đến 30/6/2010 là 14,216 tỷ. Căn cứ vào Luật Phá sản, thì lâm trường Lục Yên đang đứng bên bờ vực phá sản. Ngày phá sản sẽ diễn ra một sớm một chiều là điều không thể tránh khỏi. Lâm trường Văn Yên kinh doanh thua lỗ 4 năm, số lỗ luỹ kế đến 30/6/2010 là 1,923 tỷ, giá trị rừng bị cháy, bị sâu hại là 2,159 tỷ, công nợ khó thu là 2,022 tỷ, tổng giá trị mất vốn là 6,104 tỷ, nguy cơ giải thể khó tránh khỏi.

Lâm trường Yên Bình nợ quá hạn 2,061 tỷ, rừng không còn để mà chặt, nếu ngân hàng đòi ráo riết thì lâm trường phải chặt rừng non để trả, dù chặt hết rừng cũng không thể trả hết nợ. Còn lâm trường Văn Chấn từ năm 2008 đến nay việc SXKD thì hoàn toàn tê liệt. Mới đây chúng tôi đến tìm hiểu hoạt động kinh doanh của lâm trường thì chỉ thấy một người bảo vệ và một đàn chó gần chục con. Trụ sở lâm trường giống như ngôi nhà bỏ hoang, cửa đóng im ỉm, sắn khô phơi đầy sân, cỏ dại mọc trùm lên cả hiên nhà, việc giải thể cũng đã được tính đến.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm