| Hotline: 0983.970.780

Tóc dài đá bóng

Thứ Tư 20/10/2010 , 09:55 (GMT+7)

Nếu xét về thành tích, bóng đá nữ còn "oách" hơn nam khi có nhiều ngôi vô địch khu vực. Ấy thế nhưng họ luôn là "công dân hạng 2" trong làng bóng tròn nước nhà.

Nếu xét về thành tích, bóng đá nữ còn "oách" hơn nam khi có nhiều ngôi vô địch khu vực. Ấy thế nhưng họ luôn là "công dân hạng 2" trong làng bóng tròn nước nhà. Đấy là một nghịch lý mà dù họ nỗ lực rất nhiều từ 15 năm qua nhưng vẫn chưa được xóa bỏ.

Nhìn lại lứa thế hệ vàng với những Ngọc Mai, Kim Chi, Minh Nguyệt, Hiền Lương… mới thấu hiểu được sự vất vả và khó nhọc của bóng đá nữ. Họ là lứa tiên phong quyết tâm phá bỏ những cái nhìn khắt khe của xã hội về con gái mặc quần đùi, áo số, quần áo be bét bùn đất tranh nhau quả bóng. Rồi khi bước lên đỉnh ở Đông Nam Á, họ được ghi nhận, được tung hô. Thế nhưng tập tối mặt tối mũi, ky cóp cả thập kỷ đá bóng không đủ tiền mua một căn nhà, khi giải nghệ phải làm đủ nghề để kiếm sống..., đời cầu thủ nữ thật long đong!

Không mấy người may mắn khi treo giầy mà vẫn được gắn bó với sân cỏ. Trong số hiếm ấy, Hiền Lương là thành đạt nhất. Khi còn đá bóng, chị đã tranh thủ học tại chức Đại học TDTT. Để bây giờ, Hiền Lương đang là chuyên viên của bộ môn bóng đá Tổng cục TDTT. Sau Hiền Lương là Trần Thị Bích Hạnh và Nguyễn Thúy Nga. Cũng tranh thủ học tại chức, khi giải nghệ, Hạnh và Nga được nhận làm chuyên viên LĐBĐ Việt Nam và từng là thành viên BHL đội tuyển nữ.

Lưu Ngọc Mai và Trần Thị Hà lại chọn con đường trở thành trọng tài. Nguyễn Thị Hà không bắt các giải chuyên nghiệp nhưng là tay còi cứng của các giải phong trào Hà Nội. Dù chỉ thổi còi ở các giải “phủi” nhưng theo tiết lộ của Hà, thu nhập cũng lên đến hơn 10 triệu đồng/tháng. Còn tiền vệ Quách Thanh Mai sau khi treo giầy đã ở nhà trông coi cửa hàng sửa chữa xe máy của gia đình trên phố Kim Mã (Hà Nội). Tiền đạo Bùi Tuyết Mai sau khi giải nghệ từng đi bán mỹ phẩm. Công việc quá vất vả khiến Mai bỏ cuộc. Hiện giờ cựu tiền đạo tuyển Việt Nam đang là chủ quán café khá đông khách trên phố Láng Trung (Hà Nội).

Thu nhập ít, cầu thủ nữ còn rất dễ bị “ế”. Nhìn vào đội tuyển nữ Việt Nam hiện tại, duy nhất đội trưởng Đào Thị Miện đã có chồng. Kim Chi hơn 30 tuổi, Mai Lan vừa tròn 30 vẫn chưa có… người yêu.

Đấy là những người may mắn. Còn nhiều nữ tuyển thủ sau khi giải nghệ đang âm thầm mưu sinh với nhiều nghề khác nhau. Nhưng ít ra họ cũng đỡ vất vả hơn lứa đàn em vẫn đang ngày đêm đội nắng mưa tập luyện với thù lao bèo bọt. Tiền vệ Văn Thị Thanh – người từng 3 lần vô địch SEA Games đang nhận lương 4 triệu mỗi tháng bao gồm cả công tập luyện lẫn tiền công huấn luyện đội U19 Hà Nam. Văn Thị Thanh là trụ cột của đội Hà Nam, còn những cầu thủ trẻ khác, có khi chỉ nhận vài trăm nghìn đồng mỗi tháng.

Các cầu thủ nữ Thái Nguyên lương cũng rất thấp. Trụ cột như Lương Thị Đào chỉ có 1,5 triệu đồng. Lương ít nhưng đội nữ Thái Nguyên vẫn được duy trì bởi nói như Lương Thị Đào thì đội cô chơi bóng chủ yếu là đam mê, cố phấn đấu để dựa vào bóng đá kiếm cái nghề mưu sinh sau này.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất