| Hotline: 0983.970.780

Tôi đi ăn giỗ tạp kỹ

Thứ Năm 07/04/2011 , 10:05 (GMT+7)

Một ngày cuối tuần, tôi được ông bạn tên T réo rắt mời đến nhà ở tận ngoại thành để ăn giỗ. Đặc biệt, T khoe lần này sẽ tổ chức theo hình thức “giỗ tạp kỹ”,...

Một ngày cuối tuần, tôi được ông bạn tên T réo rắt mời đến nhà ở tận ngoại thành để ăn giỗ. Đặc biệt, nghe T khoe lần này giỗ sẽ được tổ chức theo hình thức “giỗ tạp kỹ”, có nhạc sống khiến tôi càng tò mò.

XÔM TRÒ NHƯ ĐÁM CƯỚI

Theo lịch mời tôi đến dự tiệc giỗ khoảng 11 giờ trưa, nhưng mới sáng sớm đã nghe ông bạn “alô” réo, tôi đành sửa soạn phóng xe đi sớm hơn giờ hẹn nên được chứng kiến không khí khởi động của tiệc giỗ diễn ra khá xôm.

Có mặt tại nhà T, sáng sớm đã thấy mọi người rôm rả, lăng xăng với cái ngày mà cách đây chục năm họ cũng bận rộn như thế, nhưng hôm nay tâm trạng có khác hơn. Đám giỗ kéo dài suốt cả ngày, thức ăn đồ uống đã được đặt sẵn do người chuyên nấu tiệc mang đến phục vụ theo kiểu "hết múc, hết múc". Chắc do chủ nhà đã tiên lượng được khách mời đông nên mọi thứ đều chuẩn bị khá chu đáo. Từ trong nhà ra ngoài, các dãy bàn ghế được kê san sát nhau để sẵn sàng đón khách. Tiếp chuyện tôi, một người đàn ông, chắc có lẽ là bà con của T, vui vẻ cười khoe: “Mỗi năm gia đình có đến hàng tá giỗ lận, nhưng lần nào gọn lắm cũng phải vài chục mâm khách nên ăn giỗ thấy…vui như Tết!”.

Nói rồi ông này rỉ thầm tai tôi bảo, đấy là theo tục lệ cúng giỗ làm rình rang vậy chứ khi người ta chết rồi đều thành cát bụi cả, có ai nghe được tiếng khẩn cầu mà “bay” về hưởng được đủ các món sơn hào hải vị đâu. T cũng cho hay, mới đầu năm vừa tổ chức giỗ ba xong lễ nghi y chang như thế này, cũng là giỗ tạp kỹ - có nhạc sống, còn nay là ngày giỗ ông nội. Mỗi lần đến ngày giỗ chính, gia đình T đều gửi thiệp hoặc "alô" mời mọi người trước cả tuần nên đúng ngày bà con và khách thân thiết của gia đình về dự tiệc rất đông. Khách mời đến dự đám giỗ mỗi người đều mang theo quà để cúng kiếng người đã khuất rồi nhanh chóng được mời nhập tiệc.

Để phục vụ cho buổi tiệc giỗ thêm sôi động, chủ nhà “quy hoạch” hẳn một góc cho ban nhạc sống cùng mời nhóm ca sĩ pê - đê đến để khuấy động không khí. Khi các bàn tiệc đã đầy đủ khách, chủ nhà phát “lệnh khai tiệc” bằng một bài nhạc bốc và ngay sau đó mọi người bắt đầu cùng nhau khui rượu, bia nâng ly rồi một hai ba…dzô vang trời. Tôi để ý trên các bàn tiệc đều có sẵn các bình hoa nhựa để khách nhét tiền, thỉnh thoảng lên tặng nhằm động viên tinh thần các ca sĩ và ban nhạc chơi hết mình với những liên khúc hát đủ mọi loại nhạc và kéo dài cả tiếng đồng hồ.

Hơn nữa, bất cứ vị khách nào muốn thể hiện “giọng ca vàng” cũng được ban nhạc khuyến khích đăng ký để góp vui cho tiệc giỗ thêm sung. Trong tiếng trống nhạc bập bùng rinh tai, nhóm các bà vẫn ngồi ăn, các ông ngồi nhậu, con cháu thì cứ thế hô hào cụng ly chan chát. Sau một hồi nhậu say, say rồi sinh lễ nghĩa, chén chú chén anh, chén thưa chén gửi…cứ loạn xị ngậu. Tôi đếm cả thảy tiệc đã có tới hơn 40 bàn khách. Theo tôi được biết, chỉ riêng tiền thức ăn mỗi bàn không dưới vài triệu đồng, cộng thêm tiền bia, rượu, thuốc lá, bánh kẹo, trà, cà phê loại xịn pha liên tục. Đó là chưa kể khi tàn tiệc, khách ra về còn được biếu thêm một túi bánh trái, thức ăn làm quà…

ĐÁM MA KÉO DÀI CẢ TUẦN 

Cũng mới đây, tôi được chứng kiến một đám tang ở quê một người bạn (Đồng Nai) kéo dài suốt gần một tuần lễ, người ta chiêu đãi linh đình như tiệc đám cưới, cứ mỗi ngày đãi ăn bốn bữa gồm sáng, trưa, chiều và ăn khuya. Khi thấy bất cứ ai đến viếng cũng được giữ lại đãi ăn. Thậm chí vòng hoa của khách đến viếng phải xếp thành mấy lớp kéo ra tận ngoài sân mới đủ chỗ. Còn riêng khoản tiền xây nhà mồ cho người nằm xuống mới nghe qua đã khiến mọi người choáng, tốn khoảng vài tỷ đồng. Do vậy, việc thuê ban nhạc hiếu cũng phải chơi sao cho tương xứng. Ngoài đội kèn tây chơi thâu đêm suốt sáng, còn có cả một nhóm người đến khóc thuê, đêm hát mướn cho đám tang thêm… tưng bừng.

Một số người khi trở nên giàu có thường hay tổ chức đình đám rình rang, mâm cỗ ê hề, toàn cao lương mỹ vị đặt sẵn ở những dịch vụ nấu ăn. Khách mời đông như đám cưới, quà cáp rộn ràng sang trọng. Đám giỗ, đám ma trở thành dịp để họ chứng tỏ đẳng cấp trong xã hội, chưng bày sự giàu sang của mình. Lễ nghi làm qua quýt cho có, chủ yếu là ăn uống nhậu nhẹt tưng bừng, rượu Tây, bia bọt tràn lan… làm mất đi ý nghĩa và sự thiêng liêng của một ngày quan trọng.

Ông bạn tôi cho biết chuyện đãi tiệc như thế (bất kể cưới hỏi, ma chay, giỗ kỵ gì) giờ đây đã là chuyện bình thường trong làng. Ai không đãi (hay người sau đãi “bèo” hơn người trước) thường bị người làng chê bai, dè bỉu nên người làm sau cứ phải ráng gồng hơn người trước. Vì thế, khách khứa tiếp lúc nào cũng tấp nập bất kể thân hay không thân và phía nhà có đám như càng thêm hãnh diện vì qui mô hoành tráng của tang lễ. Gia chủ họ hàng còn cho rằng đám tang rình rang như vậy mới xôm.

Tuy nhiên, những đám tang kéo dài này không chỉ lãng phí vật chất, thời gian mà còn “hành” cả những người thân của người đã chết, ảnh hưởng tới những người sống cùng xóm làng, xung quanh khu phố. Thực tế đã có không ít trường hợp gia đình nghèo mà không muốn bị mang tiếng nên mắc nợ đầm đìa sau khi nhà xong việc.

Dẫu biết tiêu xài như thế nào vẫn là chuyện riêng của mỗi người, nhưng không thể không suy nghĩ khi có những người bệnh nghèo khổ đang cần sự trợ giúp, những gia đình đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau mỗi cơn lũ đi qua. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương sự lãng phí vẫn còn biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Không thể chỉ trách người dân còn mang nặng tư tưởng coi trọng hình thức, khoe mẽ… Nhưng phải chăng sự tuyên truyền, vận động của các cơ quan văn hóa ở những địa phương này vẫn còn chưa tích cực, hiệu quả?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

4 xe đầu kéo bốc cháy trong bãi

BÌNH ĐỊNH 4 xe đầu kéo đang đậu tại bãi xe nằm trên đường Điện Biên Phủ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ bị cháy rụi gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm