| Hotline: 0983.970.780

Tôi đi mua hóa chất làm bún

Thứ Năm 06/10/2011 , 11:54 (GMT+7)

Dân làm bún ở Đồng Nai không ai còn xa lạ bà H, chủ cửa hàng hoá chất H.H ở khu phố 2, phường Tân Biên, TP. Biên Hoà bởi ở đây bán hàng chục loại hoá chất, phụ gia làm bún.

Dân làm bún ở Đồng Nai không ai còn xa lạ bà H, chủ cửa hàng hoá chất H.H ở khu phố 2, phường Tân Biên, TP. Biên Hoà bởi ở đây bán hàng chục loại hoá chất, phụ gia làm bún. Bất cứ ai làm bún muốn loại hoá chất nào, số lượng bao nhiêu để pha chế đây đều…có sẵn.

>> Thọ giáo tuyệt chiêu làm bún không thiu
>> Kinh hoàng bún bẩn

Bày bán nhan nhản

Từ những thông tin của các lò bún mà chúng tôi đã thâm nhập được, sáng ngày 29/9/2011, trong vai người đi mua hoá chất về làm bún, chúng tôi tìm đến cửa hàng chuyên cung cấp các loại hoá chất vào loại lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Mới tới nơi, đã thấy tấm biển quảng cáo to đùng như đập vào mắt: “Cửa hàng hoá chất H.H – Chuyên mua bán các loại hoá chất: Tẩy rửa màu – mùi - thực phẩm, công nghiệp”. Đang lớ ngớ tìm gặp chủ cửa hàng thì chúng tôi được một thanh niên (sau nay mới biết là con bà H) dẫn vào phía trong gặp bà H.

Bà H chừng ngoài 40 tuổi với dáng dong dỏng, đang bận bán hàng cho cả chục người đến mua hàng chủ yếu là hoá chất làm bún. Mặc dù bên ngoài chỉ có một chiếc kệ sắt trưng bày lèo tèo vài thùng hoá chất, thế nhưng khi vào phía trong chúng tôi liếc thấy kho chứa hàng có hàng chục loại thùng, can chứa to đùng chứa ngập hoá chất các loại.

Khi chúng tôi đến, bà H vẫn đang say sưa tư vấn các “chiêu” làm bún cho những chủ lò mới “chân ướt chân ráo” tới mua hoá chất. Thấy chúng tôi, bà H vui vẻ: "Chờ chị chút nhé, chị đang bận chỉ cho mấy người làm bún và thu tiền chút". Theo quan sát của chúng tôi chỉ trong vòng 30 phút đã có hàng chục người tìm đến mua hoá chất để làm bún.

Bà H đang thu tiền khách mua hoá chất làm bún

Chúng tôi than mở lò bún được hơn 3 tháng nay mà tháng nào cũng lỗ vốn vì bị các thương lái chê để chưa được một ngày mà bún đã chua lè, rồi hỏi:

- Chị có cách nào chỉ cho em với?

- Thế chú mới vào nghề à? Nghe chú nói chị biết ngay là chưa biết gì về làm bún rồi. Cái sơ đẳng nhất như thế mà không biết thì làm bún sao ngon được? Bây giờ đang là mùa mưa, trời mát còn như vậy, chứ mai mốt mùa hè thì nó hành cho chú chết luôn.

Nói đến đây, bà H bước vào phía trong mang ra một bao nhỏ chừng 1kg cho biết: Muốn bún không thiu thì trộn 150-200gr này vào 50kg bột trước khi đánh thì đảm bảo để cả tuần không thiu. Cứ đến dịp trung thu hằng năm, cái này chị bán đắt hàng lắm, người ta mua để bảo quản.

- Bột này tên gì? Giá bao nhiêu hả chị?

- Cái này gọi là trứng mốc, giá chỉ 44.000đ/kg thôi. Chú biết vì sao bánh trung thu người ta để hơn tháng vẫn được không? Vì 100 kg bột người ta cho tới 5kg trứng mốc này đấy. Làm bún hay bánh trung thu cũng thế, muốn để càng lâu thì cho càng nhiều trứng mốc vào, nhưng cho nhiều quá thì bột sẽ tanh.

- Sao chị biết hay vậy?

- Thì chị bán cả chục năm nay rồi, người ta đến hỏi mua hoài à.

Trứng mốc có tác dụng giúp cho bún cả tuần không thiu

Nhiều ngày tận mắt chứng kiến cảnh tượng làm bún “chui” trong môi trường không đảm bảo vệ sinh cùng với những loại hoá chất độc hại không nguồn gốc, xuất xứ khiến chúng tôi không khỏi rùng mình.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng đặc biệt là ngành y tế cần có cuộc tổng kiểm tra lĩnh vực làm bún, vì thực tế hàng ngày có một lượng bún bẩn không nhỏ đang len lỏi vào dạ dày của người tiêu dùng và về lâu về dài thì hậu hoạ của nó là rất khôn lường!

Cầm bịch trứng mốc quan sát chúng tôi thấy có màu trắng dạng nén to bằng ruột cây bút bi dài chừng 2-4cm. Tuy nhiên, loại hoá chất này cũng không hề có nhãn mác, bao bì và chú thích bằng tiếng Việt theo quy định!

Không nguồn gốc

Chúng tôi hỏi: "Muốn bột hết tanh khi cho nhiều trứng mốc quá thì phải làm sao hả chị?". "Dễ lắm!". Nói xong bà H đi vội vào phía trong mang ra một bình 5kg ghi “Hương nếp” dạng lỏng có màu trong suốt. Cầm bình loại 5 lít, bà H bảo: “Hương nếp” có giá 220.000đ/lít, nếu một cối 50kg bột thì chỉ cần cho khoảng 5 muỗng ăn thì dù có cho bao nhiêu “trứng mốc” sợi bún vẫn thơm phức mùi gạo nếp ngon vô cùng.

Hương nếp của…Malaysia giúp bún thơm như cơm nếp

Chúng tôi cầm can “Hương nếp” xem thử thì mới tá hoả vì đã… quá “đát” (hạn sử dụng), còn các Cty sản xuất không ghi địa chỉ rõ ràng nhưng vẫn được bày bán. Cụ thể: Hương nếp B6091 ngày sản xuất: tháng 2/2010, hạn sử dụng: 2/2011. Sang chiết tại Cty Tân Phú, Cty Côn Sơn nhập khẩu dưới sự cho phép của Cty Belarome – Malaysia (!?)”.

Chúng tôi thử mở nắp can ngửi thì mùi gạo nếp thơm lừng bốc lên, nhưng ngay sau đó là cảm giác hoa mắt, chóng mặt buồn nôn, và nhức đầu nên phải vội vàng đóng nắp lại và chạy ra ngoài hít thở không khí.

Nghe chúng tôi than thở là làm bún sao nó không dính, không dai khiến cho khách hàng họ chê lắm và doạ tìm mối khác. Bà H cười như nắc nẻ: Thế chú dùng bột dai chưa? Nghe chúng tôi nói không dùng gì cả thì bà H bảo đúng là lần đầu tiên gặp người làm bún “ngố” đến thế. Thông thường trước khi mở lò bún là người ta đã biết “công thức pha chế” rồi. Chứ làm bún mà không cho gì thì bị mối bỏ là đúng.

Theo bà H, muốn bún dai có 2 loại: Một là chất TKL - 40, chất này vừa tạo bún khô, dai, chống ẩm ướt trên bún, kéo dài thời gian bảo quản, chống các vi khuẩn làm hư sản phẩm. Sản phẩm của Indonexia do Cty Gia Trúc nhập khẩu và đóng gói bán với giá 120.000đ/kg (tuy nhiên trên bao bì cũng không ghi rõ Cty Gia Trúc ở đâu).

TKL – 40 “quá đát” giúp bún dai như kẹo cao su lại để được lâu

Hai là bột “dai” nhìn như đường trắng được đóng vào từng bịch xốp nhỏ không nhãn mác, không địa chỉ không nguồn gốc xuất xứ. Loại này được bán với giá 100.000đ/kg. Bà H cho biết, chất dai này thì lò bún nào cũng đến chỗ bà mua. Bà H khẳng định, nếu dùng bột dai này mà khách vẫn chê thì bà đi đầu xuống đất. Hoá chất giúp cho bún dai như… kẹo cao su, ăn hết chê.

Chất làm dai bún không có nhãn mác, nguồn gốc được bán công khai

Thấy chúng tôi nói bún làm ngâm ủ kỹ lắm sao vẫn có màu vàng xỉn nhìn không ngon chút nào? Bà H bảo:

- Thế anh cho những gì rồi?

- Dạ chưa cho gì hết, tôi trả lời.

- Vậy thì bảo đảm là vàng rồi. Muốn trắng người ta phải cho 3-4 thứ. Đúng là chú “amatơ” quá! Chờ tôi tính tiền cho khách xong rồi chỉ cho.

Chất tẩy vàng giúp cho bún trắng, mịn

Sau đó, bà H lấy ra một bịch bột nhuyễn màu vàng nhạt có mùi tanh và cho biết đây là “chất tẩy vàng” (còn gọi là Tinopal) của…Thuỵ Sỹ. Loại này giá 250.000đ/kg đảm bảo cho vào thì bún dù đen đến mấy cũng trở thành trắng nõn nà, nhìn cây bún óng mịn nhìn là muốn ăn ngay…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất