| Hotline: 0983.970.780

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần:

Tôi thừa nhận mình quá tham!

Thứ Ba 25/03/2014 , 13:56 (GMT+7)

Trả lời PV NNVN quanh những khen chê về bộ phim "Làng ma mười năm sau", đạo diễn Nguyễn Hữu Phần thừa nhận ông đã quá tham, cả về vấn đề và diễn viên.

Bộ phim "Làng ma mười năm sau" đang phát sóng những tập cuối cùng trên VTV1 với nhiều khen chê khác nhau. PV Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Nguyễn Hữu Phần xung quanh bộ phim này.

Bộ phim "Làng ma mười năm sau" bị nhiều khán giả đánh giá không hay như những bộ phim trước về đề tài nông thôn của ông. Ông nghĩ sao?

Tôi thừa nhận ở bộ phim này tôi đã quá tham. Tham về vấn đề và tham cả diễn viên.

Dự định của tôi khi làm phim là đề cập đến nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa và cả chính trị trong giai đoạn mở hội nhập ở nông thôn, nhất là những mặt trái của cơ chế thị trường.

Ở những tập đầu, nhiều người cảm thấy hơi chậm vào chuyện, ít có cao trào, thành ra khán giả có phần nào thờ ơ, nhất là khi họ đã có những ấn tượng với bộ phim “Ma làng” và đòi hỏi câu chuyện tiếp nối sẽ phải tiếp tục phát triển những căng thẳng, kịch tính đã có ở “Ma làng”.

Nhưng tôi vẫn tự tin là tôi đã làm được điều mình muốn là vẽ lên một bức tranh đa chiều của nông thôn ngày nay. Và những mảng miếng đời sống của người dân Bâm Dương, như thanh niên không có việc làm, tệ nạn rượu chè, cờ bạc, suy thoái quan hệ gia đình, quan hệ làng xóm… sẽ là đường dẫn đến những vấn đề lớn hơn, khiến cho những tập về sau có sức hấp dẫn hơn.

Có ý kiến cho rằng ở bộ phim này "ông Phần nông thôn" khai thác về nông thôn chưa đạt lắm. Và, "Làng ma mười năm sau" vẫn chưa thoát được khỏi cái bóng quá lớn của "Ma làng"?

Tôi đã nghe ý kiến này rồi, họ bảo ông Phần làm phim về nông thôn mà cứ như ở thành phố, thị trấn ấy. Nông thôn gì mà nhà lầu, xe máy chạy ầm ầm... Tôi chỉ nghĩ, chắc người này lâu không về quê, chứ còn nông thôn giờ chẳng khác gì thị xã cả. Cần có tư duy mới và thực tế về nông thôn hiện nay chứ đừng giữ mãi quan niệm nông thôn là quần ta áo nâu, chân đất, nói ngọng nữa...

Nhiều khán giả khi xem phim "Làng ma mười năm sau" cứ mặc định đây là phim ăn theo của phim "Ma làng" nên luôn kỳ vọng phim này phải hay hơn "Ma làng". Nhưng với chúng tôi, đây là một bộ phim, một câu chuyện độc lập có đời sống riêng của nó. “Làng ma mười năm sau” là những vấn đề của nông thôn Việt Nam thời kinh tế thị trường, thời giành đất cho dự án…

Cách thể hiện nhân vật trong “Làng ma mười năm sau” cũng bị cho là thiếu thuyết phục, nhất là các nhân vật được kỳ vọng nhiều như Ló, Dỏ...

Lại vẫn từ tâm lý liên kết hai phim của khán giả nên mới có sự chờ đợi các nhân vật của “Ma làng” phát triển cao hơn ở “Làng ma mười năm sau”. Phim trước, các nhân vật Dỏ, Ló, Tòng là những nhân vật chính, số phận, sự phát triển tính cách của họ đã được khai thác đến cùng rồi…

Còn ở “Làng ma mười năm", sau ông Dỏ, cô Ló chỉ là những nhân vật phụ, những nhân vật làm nền cho câu chuyện của các nhân vật trẻ mà Ất (con ông Tòng) là trung tâm.

Người xem thấy phim này không dành nhiều thời lượng cho Dỏ, Ló, không để họ trực tiếp tham gia vào những xung đột chính của câu chuyện… nên họ thấy thiếu, thấy nhạt… Nếu tập trung vào các nhân vật mới như Ất, Lở, ông Hò, Tâm, cô Bẹo, Hẹn... là những nhân vật chính, thứ ở bộ phim này chắc chắn mọi người sẽ thấy họ được xây dựng, khai thác khá đầy đủ, đa chiều. 

Trở lại với hai nhân vật phụ là Dỏ và Ló, họ đã diễn thành công, hoàn thành vai của mình với vị thế làm nền họ đã thể hiện là những nhân vật có tính cách, tạo sự vui vẻ, sôi động cho phim.

Kết thúc phim với mô típ cái thiện sẽ chiến thắng?

"Sau "Làng ma mười năm sau", tôi đang triển khai viết kịch bản phim “Hậu sốt đất” với bối cảnh ở nông thôn. Tôi đang có tham vọng làm một bộ phim với tuyên ngôn “đất là tài sản quý giá nhất của người nông dân, lấy đi đất đai là đang bứt họ ra khỏi chính cuộc đời của họ", đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.

Tôi đã đầu tư nhiều vào cái kết của bộ phim. Có điều khác là người ta (và ngay cả tôi trước đây) thường tìm cho phim một cái kết trọn vẹn, rõ ràng, vui vẻ mà người ta vẫn gọi là “kết có hậu”, còn ở phim này lại kết bằng một cái chết, một đám tang khá thương tâm: Bé Thủy, 16 tuổi, con gái Tâm, một nữ sinh xinh xắn, trong sáng bất ngờ bị chết trong một cuộc rượt đuổi…

Cái chết của Thủy có thể không làm khán giả thỏa mãn, hài lòng như nhân vật Tòng ở "Ma làng" bị chết vì rắn độc cắn. Vì Tòng chết là sự trả giá cho những việc ác mà hắn đã gây ra, còn Thủy đâu có tội tình gì…

 Thế nhưng cái chết đầy ám ảnh này, thể hiện một ý tưởng về luật nhân quả trong đời sống con người và hơn thế nữa, trước cái chết đầy oan ức như vậy nhiều người (các nhân vật trong gia đình, họ hàng, chính quyền huyện xã…) đã nhận ra trách nhiệm, sai lầm, nỗi ân hận của mình.

Có thể rất nhiều người cho rằng những việc làm sai trái của mình đã góp phần tạo ra cái chết oan khốc của đứa trẻ… Nếu tạo được hiệu quả như vậy tôi đã có một cái kết “có hậu”.

Dùng luật nhân quả để giải quyết các mâu thuẫn xã hội, liệu có quá duy tâm?

Tôi không còn cách nào khác là phải để nhân vật của mình chết. Ở "Ma làng", khi để nhân vật Tòng chết, có khán giả nói tôi là phi thực tế, những người như thế không chết được đâu, nó sẽ leo lên làm quan huyện đấy. Tôi rất kinh ngạc vì sự thâm thúy đó của khán giả. Chính vì vậy, với cái kết phim lần này, tôi rất sợ lại bị khán giả “chửi”.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm