| Hotline: 0983.970.780

"Tôi tìm thấy mình trong báo chí"

Thứ Sáu 22/06/2012 , 09:06 (GMT+7)

Hoàng Thu Hường - “Bông hoa đẹp” của báo điện tử Vietnamnet - chia sẻ: Những chuyến đi xa có thể hơi vất vả, nhưng chẳng có gì to tát.

Báo chí là nghề vất vả, hiểm nguy. Thế nhưng đó lại là “mảnh đất lành” của nhiều người đẹp lừng danh. Nhiều người hoạt động trong lĩnh vực báo chí là hoa hậu, hoa khôi, người mẫu, diễn viên, ca sĩ… Nhân dịp ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, NNVN xin giới thiệu một số bông hoa tươi đẹp ấy. 

NGƯỜI ĐẸP HOÀNG HƯỜNG: TÔI TÌM THẤY MÌNH TRONG BÁO CHÍ

Đạt giải Hoa hậu quý bà có hình thể đẹp trong cuộc thi Hoa hậu Qúy bà năm 2008, Hoàng Thu Hường “Bông hoa đẹp” của báo điện tử Vietnamnet chia sẻ: Những chuyến đi xa có thể hơi vất vả, nhưng chẳng có gì to tát.

Xinh đẹp và tài năng, tại sao chị lại chọn con đường báo chí ngay cả khi có chút ít danh tiếng ở showbiz?

Đúng là trước khi đến với báo chí tôi đã trải qua 12 năm trong nghệ thuật (9 năm học, 3 năm làm việc) nhưng “tài năng” thì cần phải xem lại một chút. Tôi vào học nghệ thuật từ năm 13 tuổi, nhưng bắt đầu bằng một phần yêu thích, ba phần vì nhiều lý do khác. Nói vậy không có nghĩa là 9 năm học của tôi trôi qua dễ dàng, cũng bao mồ hôi rơi xuống sàn tập.

Dù một số bộ phim tôi đóng cũng được khán giả đón nhận, nhưng tôi vẫn tự nhận thấy mình không đủ tố chất để thành một nghệ sĩ lớn, đặc biệt nghệ sĩ sân khấu, nên tôi chọn cách ra đi dù phải khóc rất nhiều. Với tôi, hai tiếng “nghệ sĩ” rất lớn lao mà tôi tự thấy mình không xứng đáng.

Và tôi tìm thấy mình trong báo chí, đó chính là nơi thể hiện được hết năng lực và cá tính con người tôi. Dù việc làm lại đó hơi muộn màng, nhưng đến giờ nhà báo “tay ngang” là tôi đã làm nghề được 8 năm rồi.

Là phụ nữ, có bao giờ chị thấy nghề báo chí quá vất vả? Động lực nào giúp chị gắn bó với nghề này đến tận bây giờ?

Mỗi người khi quyết định làm việc gì đều có lý do riêng. Ngay lần tôi đi vào bản người Mông ở Lung Tang, Hồng Ngài, Sơn La, quê hương của A Phủ, tôi phải gần như bò bằng tứ chi qua mười mấy quả núi, cheo leo trên những đỉnh cao mây phủ; khi về đến nhà chân tay tôi như đi mượn, chẳng còn cảm giác, nhưng qua một đêm ngủ mọi mỏi mệt tan hết.

Cái gọi là vất vả khó khăn nhất của nghề báo, với riêng tôi, chính là những tác động tâm lý, đặc biệt với nữ nhà báo. Những người phụ nữ đã làm mẹ có thể dễ dàng cảm nhận điều này với tôi hơn.

Hàng ngày, phải tiếp xúc, chứng kiến, nghĩ suy về những thân phận con người, đôi khi quá đớn đau đến tàn khốc, tác nghiệp ở những thảm nạn, hoặc chứng kiến những bé thơ, những phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành, hoặc khi làm phóng sự về vụ thảm sát Mỹ Lai, biên giới Tây Nam, cứ phải nghe đi nghe lại những câu chuyện thương tâm ghê rợn… khiến đầu óc tôi mê mụ mệt mỏi đến cả tuần. Vụ em bé bị cha đổ xăng đốt, tuy tôi không trực tiếp tác nghiệp, nhưng hình ảnh em vẫn ám ảnh tôi không biết đến bao giờ mới thôi. Bao câu chuyện cay đắng, chua xót, bất công mà dù muốn hay không mình vẫn không tránh khỏi bức xúc, buồn bã. Nhà báo hay nhà gì thì trước hết cũng là con người, đủ hỉ nộ ái ố… mà thường hỉ thì ít, nộ thì nhiều.

Đôi khi tôi chỉ ước mình không làm báo, để không phải va đập hàng ngày vào những chuyện như vậy. Nhưng thách thức cũng là một trong những điều hấp dẫn của nghề báo. Nó làm con người mạnh mẽ và kiên trì hơn.

Vẫn có đạo diễn mời chị đóng phim chứ?

Không! Vì có lẽ các đạo diễn nghĩ tôi chuyển nghề thì không thiết tha đến điện ảnh nữa. Hơn nữa công việc làm báo và làm mẹ của hai đứa trẻ cũng chiếm hết thời gian của tôi rồi.

Nhà thơ Nghiêm Thị Hằng, cũng là một nhà báo nổi tiếng (nguyên phóng viên Báo NNVN), tâm sự: Tôi không muốn cho con tôi theo nghề báo chí. Nghe câu nói đó, chị nghĩ sao?

Con tôi cũng nói như vậy. “Lớn lên con không thích làm báo giống mẹ đâu” “Thế con thích làm gì? “Con thích làm diễn viên!”

Xin cảm ơn chị!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm