| Hotline: 0983.970.780

Tôm Bình Định giảm dịch bệnh, tăng năng suất

Thứ Sáu 30/09/2016 , 13:15 (GMT+7)

Năm 2016, tỉnh Bình Định có gần 2.200ha diện tích mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ tuân thủ nghiêm cẩn việc kiểm dịch tôm giống, lịch thời vụ đã khống chế được dịch bệnh, năng suất, sản lượng tăng.

Trong 2 vụ nuôi năm nay, toàn tỉnh có 2.177ha diện tích mặt nước ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn được đưa vào nuôi tôm. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh tôm thẻ chân trắng (TTCT) gần 380ha; còn lại là nuôi xen tôm với các đối tượng thủy sản khác như cua, cá.

Đến nay, các địa phương đã thu hoạch được trên 1.653ha, sản lượng đạt 3.705 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, huyện Phù Mỹ đã thu hoạch hơn 1.681 tấn, Hoài Nhơn hơn 915 tấn, Tuy Phước 720 tấn, Phù Cát 375 tấn... Năng suất bình quân TTCT đạt từ 6 - 7 tấn/ha/vụ; cá biệt có một số vùng nuôi tôm trên cát đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ.

Theo ông Man Thống Nhất, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, nắng hạn kéo dài dẫn đến thiếu nguồn nước ngọt cung cấp cho các vùng nuôi tôm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tôm nuôi. Tuy nhiên, trước khi bước vào vụ, ngành nông nghiệp tích cực tuyên truyền để những hộ nuôi tuân thủ lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống kỹ càng, do đó khống chế được dịch bệnh, người nuôi đạt thắng lợi.

Tính chung cả 2 vụ nuôi, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh trên địa bàn tỉnh chỉ có 37,2ha. Một số vùng nuôi trước đây tôm thường xuyên “dính” dịch bệnh như các xã: Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng (huyện Tuy Phước); Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ An, Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ); Hoài Hải, Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn)... năm nay thoát được dịch bệnh, người nuôi có lãi.

Theo phân tích của ngành chức năng, dịch bệnh tôm năm nay được khống chế do người nuôi tôm tuân thủ đúng các giải pháp kỹ thuật và lịch thời vụ thả giống; tại các vùng nuôi tập trung, cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi cũng đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh nên cũng góp phần hạn chế được ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, công tác khuyến ngư cũng được tăng cường; các mô hình trình diễn nuôi tôm thân thiện với môi trường, nuôi tôm quảng canh cải tiến đã được lan tỏa, mô hình nuôi tôm cộng đồng được thực hiện có hiệu quả đã góp phần giảm dịch bệnh.

13-57-25_2

 

Ông Phạm Quang Ân, Phó phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước cho biết: “Vùng nuôi tại thôn Đông Điền thuộc xã Phước Thắng, thời gian trước đây là điểm nóng về dịch bệnh tôm, nay nhờ dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Bình Định hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước gồm ao chứa, ao lắng với tổng kinh phí 4 tỷ đồng, UBND huyện hỗ trợ bình hạ thế điện khoảng 500 triệu đồng, vụ nuôi năm nay an toàn, không hề xảy ra dịch bệnh”.

Ông Man Thống Nhất cho biết thêm, để giúp người nuôi tôm “né” được thất bại trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản sẽ phối hợp với Chi cục Chăn nuôi -Thú y kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống; yêu cầu chủ cơ sở SX phải kiểm dịch tôm giống nghiêm ngặt trước khi xuất bán; khuyến cáo người nuôi tôm nên chọn mua con giống chất lượng tốt tại các cơ sở SX tôm giống có uy tín. Công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vật tư thủy sản cũng sẽ được tăng cường.

“Để nuôi tôm đạt hiệu quả, bền vững, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ và đúng lịch thời vụ quy định. Xây dựng, duy trì các tổ nuôi tôm cộng đồng ở các vùng nuôi nhằm tăng cường sự hỗ trợ nhau trong SX. Ngoài ra, ngành chức năng cũng đã chủ động điều chỉnh lịch thời vụ thả tôm nhằm tránh thời tiết bất lợi; khuyến khích nuôi 1 vụ tôm ăn chắc, nuôi 2 vụ chỉ áp dụng đối với các vùng nuôi tôm trên cát và những nơi chủ động nguồn nước”, ông Man Thống Nhất.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất