| Hotline: 0983.970.780

Tôm giống Ninh Thuận giữ được thương hiệu nhờ tài quản lý

Thứ Ba 15/08/2017 , 14:05 (GMT+7)

Có lượng tôm giống lớn nhất cả nước xuất ra nhiều tỉnh từ Bắc tới Nam nhưng tôm giống Ninh Thuận vẫn giữ được uy tín với chất lượng đảm bảo.

Tất cả những thành quả đó chính là nhờ sự giám sát chặt chẽ, trách nhiệm cao của cơ quan chức năng và chính các cơ sở SX giống trên địa bàn.
 

Một thương hiệu uy tín

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, hàng năm địa phương này xuất ra thị trường khoảng 30 - 35 tỷ tôm giống (tôm post). Đây chính là giống thủy sản chủ lực được Ninh Thuận bán ra khắp cả nước trải dài từ Cao Bằng cho đến Cà Mau, Kiên Giang và nhiều nhất là ở các tỉnh ĐBSCL.

14-23-00_1
Công tác quản lý chất lượng tôm giống được Chi cục Thủy sản Ninh Thuận thực hiện rất chặt chẽ

Hiện tại, ở Ninh Thuận có 498 cơ sở SXKD tôm giống, hơn 1.200 trại tôm. Trong đó 2 vùng SX giống tập trung lớn nhất đã được quy hoạch ở xã An Hải (Ninh Phước) và xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Ngoài ra, tỉnh còn có một số vùng SX tôm giống quy mô nhỏ ở ven biển chưa quy hoạch nhưng đã tồn tại từ đầu những năm 90 như Tri Thủy, Tri Hải, Khánh Hội, Cà Ná...

Ông Dư Ngọc Tuân, Chi cục phó Chi cục Thủy sản cho biết, đơn vị này hiện đang quản lý chất lượng tôm giống với 3 nội dung là: Điều kiện SXKD của cơ sở (cơ sở vật chất hạ tầng, con người, bằng cấp, nhà xưởng ...); kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ; kiểm tra chất lượng con tôm post.

“Về tiêu chuẩn chất lượng thì cơ sở SX tự công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các tiêu chuẩn cơ sở tự công bố đó phải dựa trên quy chuẩn Việt Nam. Phía Chi cục có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về quy chuẩn của các cơ sở đó để hậu kiểm. Trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện có sai phạm thì sẽ tiến hành xử lý”, ông Tuân cho biết.

Cũng theo ông Tuân, trong vòng 5 năm trở lại đây, các cơ sở đều thực hiện rất tốt các tiêu chí chất lượng nên thương hiệu tôm giống Ninh Thuận mới được thị trường ưa chuộng như hiện nay. Các các lỗi nhỏ như ghi chép hồ sơ, nhật ký SX chưa đầy đủ không ảnh hưởng đế chất lượng tôm giống nên chúng tôi chỉ nhắc nhở để sửa sai”, ông Tuân nói.

“Tất cả các đàn tôm bố mẹ nhập về tỉnh thời điểm nào, bao nhiêu con chúng tôi đều nắm được thông qua Cơ quan Thú y vùng VI. Khi tôm chuyển về, Chi cục sẽ thông báo cho DN nhập tôm biết và xuống kiểm tra, xác định thời hạn sử dụng đàn tôm bố mẹ là 4 tháng. Khi cách 1 tuần chúng tôi gửi thông báo và gọi điện trực tiếp cho DN biết đàn tôm của họ ngày tháng nào phải tiêu hủy. Đúng ngày, chúng tôi xuống tận nơi tiêu hủy đàn tôm và chụp ảnh tiêu hủy”, ông Tuân thông tin.

Ngoài việc đảm bảo đủ các tiêu chí theo tiêu chuẩn thì chất lượng tôm giống Ninh Thuận đang dần được nâng cao. Cụ thể, khoảng trên 90% cơ sở tôm giống trong tỉnh nhập tôm bố mẹ từ Mỹ, Singapore, Indonesia, Thái Lan, đều là những nước có quy trình giám sát, gia hóa, lai tạo, chọn lọc gen di truyền, ứng dụng công nghệ chọn giống tôm bài bản và cho ra đời những đàn giống chất lượng.
 

Tăng cường chất lượng giống

Đã làm tốt công tác quản lý chất lượng nhưng theo ông Tuân, việc đưa ra các tiêu chí chat lượng tôm giống hiện nay vẫn chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ. Vì vậy, Chi cục Thủy sản Ninh Thuận đang kiến nghị với Tổng cục Thủy sản bổ sung thêm các tiêu chí làm căn cứ để đánh giá chất lượng tôm giống.

“Thực tế SX hiện nay đòi hỏi những yêu cầu cao hơn. Ngoài các tiêu chí đang có, có thể bổ sung thêm những đặc điểm khác. Ví dụ tôm ở độ tuổi bao nhiêu thì có bao nhiêu gai trên đầu. Quy định là khi con tôm xuất bán cho người nuôi tối thiểu phải đạt 10 ngày tuổi thì khi kiểm tra phải đủ 4 gai trên đầu.

Hoặc phần đường ruột ở đốt cuối cùng phải đạt tỷ lệ ¼ so với cơ thịt. Tôm có tỷ lệ đường ruột lớn hơn hay nhỏ so với cơ thịt đều không tốt. Tuy nhiên, muốn bổ sung thêm các tiêu chí về chất lượng phải có ý kiến của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu”, ông Tuân cho biết.

Ngoài ra, công tác quản lý vẫn chưa gọn. Chỉ một con giống mà có 2 cơ quan tham gia quản lý là Chi cục Thủy sản và Chi cục Chăn nuôi - Thú y. Nếu giao về 1 đơn vị quản lý thì thuận lợi cho DN rất nhiều. Khi cơ sở chuẩn bị xuất giống chỉ cần báo cho 1 đơn vị xuống vừa kiểm dịch, kiểm tra chất lượng rồi cấp giấy sẽ không mất nhiều thời gian.

Đàn tôm bố mẹ hết thời hạn sử dụng được giám sát tiêu hủy đúng quy định

Một vấn đề đáng quan tâm là hàng nhái nhãn mác tôm giống gây mất uy tín cho thương hiệu tôm địa phương. Trước vấn đề này, Chi cục Thủy sản Ninh Thuận đang tiến hành xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng tôm giống riêng của tỉnh theo dự án “Chứng nhận nhãn hiệu tôm giống Ninh Thuận”.

“Sau này các DNSX tôm giống trên địa bàn muốn sử dụng nhãn hiệu thì đăng ký với Chi cục để chúng tôi kiểm tra các tiêu chí của cơ sở đó có đáp ứng được không. Nếu đáp ứng sẽ cấp giấy chứng nhận được sử dụng nhãn hiệu tôm giống Ninh Thuận và được dán logo tôm giống Ninh Thuận lên sản phẩm. Hiện dự án đã hoàn tất và gửi ra Cục Sở hữu trí tuệ”, ông Tuân cho biết.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm