| Hotline: 0983.970.780

Tôm hùm đỏ "bò" đến Hậu Giang

Thứ Hai 13/09/2010 , 10:34 (GMT+7)

Vụ nhập lậu tôm hùm đỏ ở Sóc Trăng giải quyết chưa êm thấm thì nay lại có chuyện tôm hùm đỏ nhập lậu đã bò về đến Hậu Giang.

Vụ nhập lậu tôm hùm đỏ ở Sóc Trăng giải quyết chưa êm thấm thì nay lại có chuyện tôm hùm đỏ nhập lậu đã bò về đến Hậu Giang. Sự việc xảy ra gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để. Nguy hiểm hơn là loài tôm hùm đỏ được thả nuôi ở Hậu Giang đã thoát ra ngoài môi trường tự nhiên.

Biên bản làm việc của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hậu Giang cho thấy, số lượng tôm nhập lậu ở Hậu Giang cùng thời điểm với số lượng tôm hùm đỏ ở Sóc Trăng nhập về. Thế nhưng, đến ngày 18/8/2010 ở Hậu Giang mới phát hiện ra. Ông Võ Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, Châu Thành A cho biết: Người dân xung quanh đã phát hiện hộ ông Lê Văn Mến, ấp Trường Phước B, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A nuôi tôm hùm đỏ (tôm hùm ngọt nhập lậu từ Mỹ) và đã báo cho chính quyền địa phương. Sau đó, địa phương đã báo cáo lên trên để có biện pháp xử lý. Ngày 18/8, đoàn thanh tra đã đến lập biên bản hiện trường đồng thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để có biện pháp giải quyết.

Vậy số tôm hùm này được nhập từ lúc nào? Theo biên bản, ngày 19/7, tôm hùm đỏ nhập lậu là của ông Bùi Quốc Hải, Trưởng phòng kinh doanh Cty SJ Crawfish, địa chỉ 114 Trần Đình Xu, quận I, TP. Hồ Chí Minh. Ông này  mua 10 kg tôm hùm của ông Đào Anh Vũ - Cán bộ Sở TN-MT TP Hồ Chí Minh về giao lại cho ông Mến thả nuôi trong ao nhà. Trong đó, 4 kg được nhập về bằng đường hàng xách tay từ Mỹ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch và bất cứ giấy tờ liên quan cho phép thả nuôi. Sau đó, ông Hải tiếp tục mua thêm 39 kg nữa đem về giao cho ông Mến tiếp tục thả nuôi. Trong thời gian vận chuyển, lượng tôm chết khoảng 1kg.

Do loại tôm này chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ, các giấy tờ có liên quan, về đặc tính sinh trưởng cũng như tác động của loại tôm này đối với môi trường sinh thái nên đoàn đã yêu cầu ông Hải phải sớm cung cấp các giấy tờ có liên quan. Đối với số lượng tôm đã thả nuôi thì sử dụng các biện pháp lưu giữ, bảo quản tại chỗ; yêu cầu chủ hộ dùng che chắn, ngăn chặn không cho phát tán ra thị trường cũng như môi trường xung quanh trước khi chưa có văn bản quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng.

Tận mắt chứng kiến việc thả nuôi và bảo quản của ông Mến, chúng tôi nhận thấy quá sơ sài và rất đáng báo động. Ông Mến chỉ dùng lưới mùng che chắn quá sơ sài và tôm đã chui khỏi lưới, thoát ra môi trường. Không chỉ ông Mến phát hiện tôm của mình thoát ra môi trường mà kể cả cán bộ kỹ thuật của xã Trường Long Tây mới đây cũng đã bắt được loại tôm này ở khu vực ngoài đầm ông Mến.

Vì sao tôm có thể thoát ra ngoài? Điều dễ phán đoán là do ao thiếu chắc chắn, tôm đào hang sâu để sống và chui ra ngoài. Ông Mến cho biết, mấy ngày đầu thả nuôi do không biết cách rào chắn nên tôm đã bò ra khỏi ao, lên sân nhà. Khi gia đình phát hiện mới dùng lưới mùng rào lại. Ao nuôi nhà ông Mến diện tích rộng khoảng 40 m2, được rào bằng lưới mùng cao khoảng 0,5 m. Xung quanh ao, tôm đào hang để trú ngụ nhờ, chủ nhà chỉ cần đi lòng vòng moi mấy hang tôm là bắt được gần chục con. Vì vậy việc tôm đào hang rồi phát tán ra bên ngoài là rất lớn và điều dễ hiểu là số lượng tôm thoát ra ngoài bao nhiêu, ông Mến và cơ quan chức năng khó biết được.

Theo các nhà chuyên môn thì loại tôm này vỏ cứng, cặp càng to, khối lượng thịt thấp (khoảng 15 đến 20% trọng lượng cơ thể). Điều đáng nói là loại sinh vật ngoại lai này khi thoát ra ngoài có thể sẽ gây hại cho các công trình thủy lợi bởi chúng đào hang rất sâu. Đây là loại tôm ăn tạp nên khi phát tán ra ngoài có thể làm hại các loài tôm bản địa. Ông Mến cho biết: "Khi đem tôm về chúng ăn rất khỏe, cá tạp chết bỏ xuống là tôm ăn hết. Kể cả thứ khó ăn như khoai mì quẳng xuống nó cũng ăn sạch".
Ông Mến cho biết thêm: Tổng số lượng tôm được nhập về 3 lần với khối lượng khoảng 49 kg, trọng lượng 15 - 18 con/kg. Sau khi cơ quan chức năng đến làm việc mới biết loài tôm này chưa cho phép nuôi nên gia đình đã bắt lên  ăn một ít. Phần lớn ông Bùi Quốc Hải đã mang về Sài Gòn (khoảng 20 kg). Hiện tại, dưới ao  còn khoảng 10 kg. Vợ của ông Mến là bà Nguyễn Thị Kim Hoa cho biết thêm: "Tôi nghe Hải nói là mang số tôm hùm đỏ qua miệt Bến Tre thả nuôi vì nó có bạn quê ở Bến Tre. Hiện tại, số lượng khoảng 20 kg tôm, ông Hải tự tiện tẩu tán ở đâu thì không biết. Tính từ ngày đoàn kiểm tra đến lập biên bản, số lượng tôm hùm hiện còn lại trong ao khoảng 10 kg, chúng tôi vẫn đang thả nuôi tại ao và hiện vẫn chưa thấy cơ quan chức năng đến xử lý (?!)".

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Quốc Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang cho biết, sau khi phát hiện hộ ông Mến nuôi tôm hùm đỏ, Sở NN - PTNT đã cử đoàn thanh tra đến kiểm tra, lập biên bản và đã báo Tổng cục Thủy sản để có hướng xử lý thích hợp. Hiện nay, Chi cục đang chờ ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản để.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.