| Hotline: 0983.970.780

Tôm - lúa gặp khó

Thứ Năm 14/10/2010 , 10:18 (GMT+7)

Mô hình luân canh tôm – lúa đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Tuy nhiên, năm 2010 thì đến thời điểm này tình hình xuống giống tôm lúa đang trong thế bất lợi.

Người dân nuôi tôm quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu đã bắt đầu quay lại mô hình “con tôm ôm cây lúa”. Mô hình luân canh tôm – lúa đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Tuy nhiên, năm 2010 thì đến thời điểm này tình hình xuống giống tôm lúa đang trong thế bất lợi.

Dự kiến kế hoạch 2010 diện tích sản xuất theo mô hình tôm – lúa ở Bạc Liêu khoảng 29.000 ha, tăng khoảng 1.000 ha. Tuy nhiên, tình hình xuống giống đang gặp khó khăn do lượng mưa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn còn rất ít so với cùng kỳ. Những năm trước tháng 8-9 dương lịch là thời điểm bắt đầu sạ lúa trên vuông tôm nhưng năm nay đến cuối tháng 9 vẫn chưa nhiều diện tích xuống giống. 

Đa số người dân thực hiện mô hình tôm – lúa đang rất hoang mang vì hầu như tất cả bà con đã rút nước trong vuông nuôi ra để chuẩn bị sạ lúa, trong khi thời tiết nắng nóng kéo dài bà con muốn thay đổi ý định không sạ lúa nữa thì vẫn không có nước để bơm lại vào vuông nuôi. Tại xã Long Điền của huyện Đông Hải, dòng nước sông đã đen ngòm, đục quánh đang rò rỉ qua cống chảy tràn vào trong vuông tôm quảng canh cải tiến của người dân làm cho bà con không khỏi chạnh lòng.

Ông Tăng Hồng Hà, một người dân sản xuất mô hình tôm – lúa, ấp Cây Gian A, xã Long Điền cho biết: Năm nay sau khi thả tôm từ đầu tháng 7 đến thời điểm khoảng giữa tháng 9 tôm nuôi phát triển rất tốt, không có hộ bị thiệt hại. Tuy nhiên do người dân trong ấp những năm gần đây sản xuất theo mô hình tôm lúa nên có 9 hộ dân đã tiến hành sạ lúa trong tháng 9 và tất cả 9 hộ dân này đã thiệt hại 100% cả tôm lẫn lúa, các hộ còn lại thì tình trạng tôm nuôi cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường…

Đứng trước những khó khăn của người dân đang thực hiện mô hình tôm – lúa trên địa bàn Ấp Cây Gian A, xã Long Điền nói riêng và của tỉnh Bạc Liêu nói chung các cán bộ kỹ thuật có chung một số giải pháp là trước hết phải khuyến cáo bà con nên chậm sạ lúa. Những vuông tôm nào bà con chưa xả nước thì nên trữ lại nước, cần bổ sung vôi dolomite định kỳ 5-7 ngày/lần với liều lượng từ 10- 15kg/1.000m2 để ổn định môi trường nước tránh gây sốc cho tôm trong vuông.

Khuyến cáo bà con trước mắt không nên bơm nước từ ngoài sông vào vuông nuôi vì môi trường bên ngoài đang ô nhiễm trầm trọng, trường hợp bà con cải tạo vuông nuôi cho những vụ sản xuất sau thì khuyến cáo nâng mực nước trong vuông làm sao để mực nước dưới kinh luôn đảm bảo tối thiểu là 1,5m và trên trảng tối thiểu là 0,5m để hạn chế việc biến đổi môi trường vuông nuôi. Đối với cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống địa bàn để kịp thời hướng dẫn cho bà con xử lý những trường hợp khó khăn, trao đổi kỹ thuật thường xuyên để nâng cao kỹ năng sản xuất của người dân.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất