| Hotline: 0983.970.780

Tôn trọng sự riêng tư của trẻ nhỏ

Thứ Bảy 09/09/2017 , 08:40 (GMT+7)

Dạo này, đứa con gái lớn của chị Hồng không còn thích tâm sự với mẹ nó như trước kia. Ngày thường, mỗi khi đi học hay đi chơi về, nó cứ liếng thoắng kể với mẹ hết chuyện này đến chuyện khác. Vậy mà gần đây, thái độ của con bé giống như đang giấu giếm điều gì khiến chị Hồng cảm thấy lo.

08-59-13_trng_12-2
Ảnh minh họa

Đôi lần, chị tự hỏi: “Hay là con gái có bí mật gì muốn giấu mẹ. Chắc hẳn đó là chuyện hệ trọng”. Trẻ con không có bí mật thì không thể trưởng thành. Vậy, khi nào con bạn mới bắt đầu có bí mật và cha mẹ nên làm gì trước những bí mật của con.
 

Khi nào trẻ có bí mật?

Từ 0 đến 3 tuổi, lúc này trẻ chưa có bí mật vì sống hoàn toàn trong sự chăm sóc, nâng niu của cha mẹ. Giống như một thế giới cộng sinh, trẻ luôn sống cùng với cách nghĩ, trải nghiệm từ người khác, chưa hình thành cái tôi, nên cũng chưa có cái gọi là bí mật. Từ 3 đến 4 tuổi, trẻ bắt đầu ngầm cảm nhận ý nghĩa của những bí mật, dù có thể chưa hiểu rõ nội hàm và bản chất của chúng. Vì vậy, chỉ có thể nói là trẻ chỉ mới phát hiện ra thế giới nội tâm của mình mà thôi. Nếu bạn hỏi một trẻ 5 tuổi cái gì gọi là bí mật, thì có lẽ sẽ nhận được câu trả lời: “Con đã nói cho người khác biết rất nhiều bí mật rồi”.

Ở tuổi đến trường, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn và khổ sở về việc nên hay không nên nói ra những bí mật. Đặc biệt, khi ý thức được nguyện vọng của bản thân, có vẻ mâu thuẫn với yêu cầu của người lớn, trẻ sẽ có thái độ ngoài thuận trong nghịch. Từ đó, sinh ra cách nghĩ hay cách làm theo kiểu nửa bộc lộ, nửa che đậy. Một mặt, trẻ hi vọng có thể theo đuổi sự độc lập của mình, có được cảm giác tự chủ khi giữ bí mật.

Nhưng mặt khác, trẻ sẽ có những biểu hiện trăn trở, day dứt vì việc phải giữ bí mật. Đến tuổi dậy thì, đây là giai đoạn ý thức độc lập tăng nhanh, không gian nội tâm của trẻ giống như bỗng chốc bị vạch ra, những bí mật bắt đầu có sự thay đổi và phạm vi của chúng cũng rộng hơn. Trẻ có nhu cầu tiếp xúc nhiều hơn, nên bắt đầu cần có không gian riêng để giấu kín những bí mật. Ngoài ra, trẻ cũng ý thức được phải giữ bí mật cho người khác, đó là sự hình thành của lòng trách nhiệm.
 

Những bí mật, cần cho sự trưởng thành

Bí mật là sự trưởng thành của ý thức cá nhân. Đối với trẻ, bí mật giống như sự hình thành cái tôi. Nếu phát hiện trẻ đã có bí mật, bạn nên cảm thấy vui thay vì hoảng sợ quá mức. Có bí mật, nghĩa là trẻ đã có thế giới nội tâm và muốn có không gian độc lập. Vì thế, bạn hãy trân trọng sự trưởng thành non nớt này.

Bí mật là trải nghiệm đáng quý của nội tâm. Theo dần sự giác ngộ của ý thức, tuy ngày càng không muốn bị cha mẹ điều khiển mọi thứ, nhưng sức mạnh to lớn của những người trưởng thành vẫn đủ sức khiến trẻ sinh cảm giác kiêng dè. Vậy nên, bí mật trở thành một cách tự bảo vệ của người yếu hơn. Đây là trải nghiệm mà trẻ nên có, để có thể cảm nhận được cảm giác tồn tại và cảm giác về giá trị cá thể.

Bí mật giúp hướng đến sự độc lập và chín chắn. Với mỗi người, bí mật luôn có quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm và cần gánh vác một cách độc lập. Như vậy, có bí mật cũng là cách cần thiết để trẻ học cách tự lập và trưởng thành. Do vậy, cha mẹ hãy luôn cho phép trẻ được có bí mật của riêng mình.
 

Kỹ năng làm bạn với con

Trên thực tế, rất nhiều người đã bất chấp tất cả để tìm biết cho được những bí mật mà con không muốn chia sẻ. Khi cảm thấy con đang giấu diếm điều gì, hãy xem đó là sự cố của cả cha mẹ và con, và điều đầu tiên tối quan trọng là phải bình tĩnh. Mỗi sự việc cụ thể cần có những giải pháp cụ thể phù hợp, nhưng cần dựa trên vài nguyên tắc chung: Không sử dụng bạo lực, la mắng, kể lể với nhiều người, ở chỗ đông người: đó là hành vi sỉ nhục, không phải giáo dục. Không đối xử với con như tội phạm bằng những câu tra hỏi thiếu tôn trọng (chỉ khi nào con thấy mình được tôn trọng, cha mẹ mới có cơ hội nghe con nói).

Khi con bày tỏ, dù là với thái độ hằn học hoặc lời lẽ không được êm tai, hãy kiên nhẫn lắng nghe, không phán xét bình luận, rồi cất sự việc sang bên độ đôi ngày. Hãy chờ cho cơn bão cảm xúc của bạn yếu hẳn đã, lúc ấy sẽ họp gia đình lại và tìm câu hỏi đúng để cùng nhau trả lời. Ví dụ: “Tại sao hai mẹ con mình lại không thể là bạn tốt của nhau? Mẹ muốn biết để sửa con ạ!”.

(Kiến thức gia đình số 35)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm