| Hotline: 0983.970.780

Tôn vinh tác phẩm hay tôn vinh tác giả

Thứ Năm 28/07/2011 , 14:51 (GMT+7)

Cảm xúc chung của những ai thiết tha với văn chương nước nhà là mỗi khi thấy tác giả ít quen thuộc được tôn vinh thì hơi ngẩn ngơ nuối tiếc cho những tác giả quen thuộc...

Như một biểu hiện tích cực của quá trình cải cách hành chính cũng như quá trình thực thi dân chủ, lần đầu tiên những đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật được công bố đầy đủ trên trang web của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch.

Đời sống văn nghệ có thêm dịp xôn xao về danh sách thú vị này. Tất nhiên, bàn tán sôi nổi nhất vẫn thuộc về những đề cử ở lĩnh vực văn chương. Bởi lẽ, văn chương có nhiều đề cử nhất, và quan trọng hơn nữa là văn chương luôn được xem như một cỗ máy cái của hoạt động văn hóa nghệ thuật. Ai được, ai không còn phải trải qua cả một chặng đường nữa. Thế nhưng, thực sự những thông tin đề cử ấy cũng gợi ra nhiều suy nghĩ nghiêm túc cho vấn đề sưu tập tác phẩm để tôn vinh tác giả.

Giải thưởng Hồ Chí Minh đứng ở vị trí danh giá nhất. Qua ba lần xét tặng, Giải thưởng Hồ Chí Minh đã trao cho 30 tên tuổi lớn như: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính... thì không ít áp lực cho những đề cử mới. Theo điều lệ, tác phẩm muốn gửi xét Giải thưởng Hồ Chí Minh phải xuất bản trước 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ, do đó nhiều tác giả dù xứng đáng vẫn ngẩn ngơ nuối tiếc chờ đợt sau.

 Mặt khác, sự khó khăn trong chuyện chọn lựa tác phẩm ứng thí còn vì... có thêm Giải thưởng Nhà nước tồn tại song song. Tác giả nào đã gom tác phẩm để xét Giải thưởng Nhà nước thì khi tiếp tục đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh lại trở nên ít ỏi về vốn liếng sáng tạo. Ví dụ, trong danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011 có hai nhà thơ nổi danh là Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh. Nếu so với vài nhà thơ từng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh như Chính Hữu hay Anh Thơ, thì nhiều câu thơ hay của Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh không hề thua kém gì.

Tuy nhiên, Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh đã từng được Giải thưởng Nhà nước đợt đầu tiên (năm 2001), cho nên bây giờ đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh thì Nguyễn Khoa Điềm chỉ có mỗi tập thơ "Cõi lặng", còn Hữu Thỉnh thì ngoài tập thơ “Thương lượng với thời gian” may mắn thêm được “Trường ca Biển” nhờ khéo léo dành dụm! (Cụ thể, tập “Trường ca Biển” dày hơn 200 trang do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành, gồm có ba trường ca. Trong đó, chỉ có một trường ca công bố trọn vẹn lần đầu tiên là "Sức bền của đất" in kèm cùng hai trường ca đã ra mắt từ lâu là “Đường tới thành phố” và “Trường ca Biển”!). Rõ ràng, đây là một kinh nghiệm đắt giá cho những tác giả muốn vươn tới Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Tuy xếp dưới Giải thưởng Hồ Chí Minh một chút, nhưng giải thưởng Nhà nước cũng là một sự tôn vinh những tác giả miệt mài đóng góp xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Hình như cũng có liên hệ với sự trượt giá, nên tiền thưởng dành cho Giải thưởng Nhà nước cũng không ngừng tăng lên. Cùng với bằng khen do Chủ tịch nước ký tặng, số tiền cho mỗi tác giả được Giải thưởng Nhà nước vào năm 2001 là 15 triệu đồng, đến năm 2006 là 60 triệu đồng và năm 2011 là 120 triệu đồng.

Tuy nhiên, giá trị vật chất không thể so được với giá trị tinh thần. Cứ nhìn danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước mới thấy danh dự của tác giả quan trọng như thế nào. Có những tác giả hoạt động trên nhiều lĩnh vực, họ đã rất đắn đo để chọn bộ môn mà tác phẩm của mình có sức tác động đến xã hội. Lẽ thường, chỉ cần nhìn vào sự biết tự trọng và biết tự tôn cũng đoán ra thái độ chuyên nghiệp của từng tác giả!

Cần lưu ý, Giải thưởng Nhà nước nhằm khẳng định thành tựu trọn đời đối với mỗi tác giả, nhưng không có nghĩa đem toàn bộ những gì đã xuất bản để trình lên cho Hội đồng xét duyệt. Cũng giống như tổng kết tranh tài đua xe đạp đường dài, bàn chấm điểm chung cuộc được đặt ở đích cuối cùng. Vận động viên đến trước mặt ban giám khảo rồi thì không cần giải trình đã chạy qua bao nhiêu cung đường, mà chỉ cần đưa áo xanh vô địch từng chặng, hoặc áo đỏ thành tích leo núi, hoặc áo vàng tốc độ thi đấu.

Chọn lựa những tác phẩm tiêu biểu để ứng thí dường như không phải tác giả nào cũng thông thạo. Liệt kê rất nhiều đầu sách chỉ... dọa những người không đọc mà thôi. Đặc biệt ở lĩnh vực văn chương, chất lượng luôn được đặt cao hơn số lượng. Trong số đề cử Giải thưởng Nhà nước năm 2011, nhà văn Trần Văn Tuấn nộp một tác phẩm duy nhất là tiểu thuyết “Rừng thiêng nước trong”. Phải có bản lĩnh nghề nghiệp mới làm được như vậy, vì Trần Văn Tuấn có nhiều tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết, nhưng ông tin với ông (và với bạn đọc) chỉ cần “Rừng thiêng nước trong” là đủ tạo dấu ấn!

Cũng xác định được ưu điểm bản thân, nhà thơ Đặng Hấn vốn là phó giáo sư toán nhiều năm giảng dạy logic học, đã tinh nhạy cất hết những tập thơ tình thường thường bậc trung của mình, chỉ ứng thí ba tập thơ thiếu nhi “Cầu chữ Y”, “Sài Gòn của bé” và “Búp trên cành” từng được giới chuyên môn tán dương!

Có lẽ giải thưởng nào cũng có người hài lòng, có người ít hài lòng, có người được đề cử xứng đáng mà cũng có người được đề cử chưa xứng đáng. Và cảm xúc chung của những ai thiết tha với văn chương nước nhà là mỗi khi thấy tác giả ít quen thuộc được tôn vinh thì hơi ngẩn ngơ nuối tiếc cho những tác giả quen thuộc. Không sao, con đường văn chương rất dài, thời gian và công chúng sẽ định liệu và bổ sung cho tác giả nào vẫn còn thiệt thòi hôm nay.

Trong những đề cử Giải thưởng Nhà nước, có không ít tác giả vì những yếu tố khách quan hoặc chủ quan nào đó, đã giới thiệu hàng chục tác phẩm lên Hội đồng xét duyệt. Xin nêu ra đây bốn lý do rất nghiêm túc và một lý do hơi hài hước để cùng các tác giả ngẫm nghĩ và đắn đo. Thứ nhất, nhịp sống gấp gáp và sôi sục, có vị giám khảo nào đủ sức đọc kỹ lưỡng cả ngàn trang sách mà tác giả muốn phô diễn sự nghiệp chăm chỉ và tận tụy từng câu, từng dòng? Thứ hai, viết cùng một thể loại, chả tác giả nào siêu việt đến mức tất cả tác phẩm viết ra đều xuất sắc, sao không chọn tác phẩm điểm 8, điểm 9 mà loại bớt tác phẩm điểm 5, điểm 6? Thứ ba, nếu viết nhiều thể loại, thơ rất hay, truyện ngắn tàm tạm, bút ký tương đối, tiểu thuyết trung bình, lẽ ra tác giả chỉ nên trình bày sở trường chứ sao lại khoe khoang sở đoản?

Thứ tư, nếu hữu duyên được Giải thưởng Nhà nước đợt này rồi, mà vẫn còn cơ hội được ứng thí Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt sau, thì không phải tự mình ngăn chặn danh vọng của mình sao? Thứ năm, trên bằng khen bao giờ cũng có tên tác giả và tên tác phẩm, mà bằng khen thì có khuôn thước nhất định, nếu không cẩn thận làm sao ghi hết danh mục tác phẩm được trao giải?

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm