| Hotline: 0983.970.780

Tổng cục Thủy sản: Chưa thấy rùa tai đỏ gây hại (!?)

Thứ Năm 19/08/2010 , 09:01 (GMT+7)

Ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho rằng, đừng nên quá sợ hãi hoặc tẩy chay rùa tai đỏ, tôm hùm nước ngọt... đặc biệt khi chưa có bằng chứng xác đáng "kết tội" chúng.

Ông Chu Tiến Vĩnh
Dư luận đang hết sức quan tâm đến việc một số Cty Việt Nam NK về các loài thủy sản ngoại lai được xem là gây hại và đe dọa môi trường sinh thái như rùa tai đỏ, tôm hùm nước ngọt. Trao đổi với NNVN, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho rằng, đừng nên quá sợ hãi hoặc tẩy chay những con vật này, đặc biệt khi chưa có bằng chứng xác đáng "kết tội" chúng. 

Thưa ông, 40 tấn rùa tai đỏ do Cty CP XNK Thủy sản Cần Thơ nhập từ Mỹ về đã có phương án  xử lí thế nào chưa? 

Sau khi báo chí đưa tin, tôi đã thành lập ngay đoàn công tác vào Vĩnh Long nắm tình hình. Kiểm tra tại ao nuôi giữ rùa tai đỏ của Cty CP XNK Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) tại Vĩnh Long cho thấy Cty này đã thực hiện tốt quy định nuôi nhốt động vật NK. Rùa được thả vào 3 ao đất, xung quanh có rào chắn lưới thép B-40, vây bạt xung quanh và có cả 4 chòi canh giữ liên tục ngày đêm...Vì vậy sẽ không có chuyện rùa thoát ra môi trường được. Ngay khi Cty NK rùa về, Cơ quan Thú y vùng VII cũng đã kiểm tra việc cách li theo đúng quy định.

Sau khi làm việc với các cơ quan của Vĩnh Long, các bên đã thống nhất buộc CASEAMEX phải tái xuất, nếu không thì phải giết mổ chế biến, hoặc tiêu hủy hoàn số rùa trên trước ngày 31/8/2010. 

Ông nói số rùa của CASEAMEX NK về được canh chừng nghiêm ngặt không thể thoát ra ngoài, vậy sao có tin chúng thoát ra ngoài và được bán nhan nhản cho người đi phóng thích ở miền Nam? Thậm chí tận Lào Cai cũng có? 

Nói rùa tai đỏ do CASEAMEX NK về xuất hiện lần đầu ở Việt Nam và đã thoát ra ngoài tràn lan là không có căn cứ. Cách đây 15 năm, rùa tai đỏ đã bắt đầu có mặt ở nước ta do một số người NK về hoặc đưa về nước làm cảnh. Loại rùa này 6 năm tuổi là bắt đầu sinh sản. Vì vậy nếu chúng sinh sổi nảy nở và gây hại ghê gớm như ốc bươu vàng thì bây giờ người ta đã “tố” ầm ầm rồi. Từ trước tới nay, các cơ quan nghiên cứu khoa học của chúng ta cũng chưa từng có nghiên cứu và khẳng định nào về tác hại của loại rùa này. Việc chúng gây hại ra sao thì chỉ mới biết qua tài liệu của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) nói mà thôi. 

Vậy nước ta có cấm NK rùa tai đỏ không ông? 

Theo IUCN thì rùa tai đỏ chỉ có nhiều ở Mỹ. Chúng gây hại thế nào ở Việt Nam thì chưa có bằng chứng. Tuy nhiên chúng không có tên trong danh mục thủy sản cấm XNK, cũng không thuộc danh mục thủy sản được XNK bình thường. Đồng thời, chúng cũng không có tên trong Thông tư số 35/2009/TT-BNNPTNT quy định về quản lý các loài sinh vật ngoại lai. Vì vậy xét về mặt nguyên tắc thì rùa tai đỏ không bị cấm NK, nhưng muốn NK thì phải xin giấy phép của Cục NTTS (nay là Vụ NTTS, Bộ NN-PTNT), sau đó đảm bảo yêu cầu cách ly để kiểm tra thú y. Mặt khác, giấy phép mà Cục NTTS cấp cho CASEAMEX đã ghi cụ thể mục đích NK là để chế biến thực phẩm chứ không phải để nuôi. Vì vậy, CASEAMEX đã làm đúng mọi thủ tục NK. 

Nếu vậy thì CASEAMEX không phạm luật. Vậy sao lại buộc Cty này phải tái xuất hay tiêu hủy rùa? 

Vấn đề là sau khi báo chí phản ánh quá ầm ĩ về việc rùa tai đỏ của CASEAMEX "tẩu thoát" ra ngoài tràn lan thì Cty này không còn biết giết thịt rùa để bán cho ai nữa, vì các khách hàng của họ nghĩ là rùa độc nên tẩy chay mua hàng. Cũng vì báo chí phản ánh mối nguy hại của rùa tai đỏ hơi "nhiệt tình" quá mà Bộ NN-PTNT đã yêu cầu Tổng cục Thuỷ sản phải ra văn bản buộc CASEAMEX tái xuất số rùa trên trước 31/8/2010.

Vậy ở các nước, rùa tai đỏ có gây hại gì không? Chúng có giá trị kinh tế thế nào? 

Tôi biết rùa tai đỏ ở Mỹ được nuôi như các loại thủy sản bình thường và là một mặt hàng thực phẩm thịnh hành. Nhiều nước, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan...mỗi năm NK hàng triệu con rùa tai đỏ làm thực phẩm ưa chuộng cho các nhà hàng khách sạn. Theo thông tin của CASEAMEX cho biết họ mua rùa tai đỏ ở Mỹ với giá 6 USD/kg. Trừ phí vận chuyển, về nước bán ra khoảng trên 10 USD/kg. Như vậy là rất đắt. 

Đắt không có nghĩa là tốt. Chúng vẫn có thể gây hại bình thường?

“Thời gian tới, Tổng cục Thủy sản sẽ tiến hành điều tra đánh giá cụ thể về tác hại của rùa tai đỏ. Trong thời gian chờ kết quả, Bộ NN-PTNT buộc DNNK phải tái xuất loại rùa này và cấm NK theo tôi là cần thiết”ông Chu Tiến Vĩnh.
Về việc chúng gây hại ra sao tôi chưa có thông tin. IUCN khuyến cáo rùa tai đỏ thuộc 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Nhưng xin thưa cá chép cũng thuộc 100 loài này. Trước đây chúng ta vẫn NK cá chép Hung-ga-ri, rồi cá rô phi từ các nước về lai tạo thành thủy sản nuôi rất tốt trong nước. Vì thế đừng nghĩ con gì ngoại lai và thuộc 100 loài xâm hại nguy hiểm thì đều phải tránh xa, cấm NK. Vấn đề là phải có nghiên cứu tác hại và hiệu quả, trước khi đưa vào nuôi.  

Vậy còn tôm hùm nước ngọt thì sao thưa ông?

Tôm hùm nước ngọt là loài đặc biệt có giá trị, đặc biệt vỏ loại tôm này rất quý trong công nghiệp chế biến dược phẩm. Trung Quốc đã nuôi loại tôm này từ lâu và là loại thủy sản có giá trị kinh tế. Năm 2008, Bộ NN-PTNT cũng đã giao cho Viện Nghiên cứu NTTS I NK nuôi thử nghiệm và nghiên cứu. Sắp tới, chúng tôi đã chuẩn bị tổ chức một hội thảo công bố vấn đề này để quyết định cho nuôi hay không? Nuôi như thế nào.

Tuy nhiên, về việc Cty TNHH Phú Thành (Sóc Trăng) NK loại tôm này mà không xin phép như vừa qua là sai quy định, vì tôm hùm nước ngọt thuộc danh mục quản lí sinh vật ngoại lai của nước ta. Chúng tôi đã bắt buộc Cty này phải tiêu hủy tôm hoàn toàn. 

Vậy DNNK loài thủy sản bị cấm NK thì bị xử phạt thế nào?

Hiện chưa có quy định xử phạt bằng tiền. Nhưng DN vi phạm sau 1- 2 lần nhắc nhở mà vẫn vi phạm thì sẽ bị tước giấy phép kinh doanh. 

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm