| Hotline: 0983.970.780

Tổng hợp hoạt chất thay thế mật gấu, sừng tê giác

Thứ Hai 04/11/2013 , 08:41 (GMT+7)

Các nhà khoa học Việt Nam đã tổng hợp được 46 loài cây thuốc và một số bài thuốc tiềm năng có thể thay thế cao hổ cốt, sừng tê giác, mật gấu...

Các nhà khoa học Việt Nam đã tổng hợp được 46 loài cây thuốc và một số bài thuốc tiềm năng có thể thay thế cao hổ cốt, sừng tê giác, mật gấu...


Buôn bán sừng tê giác là hành vi bị cấm

Nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động bảo tồn động vật quý hiếm nói chung và loài gấu nói riêng, Viện Dược liệu Trung ương (Bộ Y tế) đã phối hợp Hiệp hội bảo vệ động vật thế giới (WSPA) triển khai dự án “Điều tra, thu thập thông tin về một số loài cây thuốc ở Việt Nam có công dụng tương tự như công dụng của mật gấu.”

Đến nay, các nhà khoa học đã tổng hợp được 46 loài cây thuốc và một số bài thuốc tiềm năng có thể thay thế. Đây được coi là hướng triển khai trong tương lai nhằm góp phần thiết thực tìm ra các loài cây thuốc có tiềm năng sử dụng thay thế cho sừng tê giác, nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng tê giác và góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm này.

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng khoa Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu Trung ương khẳng định mặc dù người dân đã nghe nhiều thông tin về việc sử dụng sừng tê giác để chữa bệnh, nhưng trên thực tế chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào công bố về các tác dụng của sừng tê giác một cách chính thống.

Cho đến nay, Viện Dược liệu là đơn vị nghiên cứu toàn diện về lĩnh vực dược liệu cũng chưa có những nghiên cứu đánh giá về tác dụng của sừng tê giác ở Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng sừng tê giác vào mục đích chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cần phải căn cứ trên những cơ sở khoa học.

Việt Nam có nguồn cây thuốc rất phong phú, khoảng hơn 4.000 loài cây. Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, đồng thời giúp thay thế được việc sử dụng các bộ phận của các loài động vật hoang dã và có nguy cơ tuyệt chủng như hổ, gấu, tê giác...

Nhiều cây thuốc đã trở thành quen thuộc với người Việt như cây nghệ có hoạt chất curcumin chống viêm, cây dừa cạn với các hoạt chất chữa ung thư, hoạt chất của cây thanh cao hoa vàng chữa sốt rét, nhiều loại cây thuốc còn có khả năng điều trị các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gút, thấp khớp, kích thích miễn dịch… như xuyên tâm liên, nghệ, thục địa, nhàu, tiêu dội, ổi, sắn thuyền, gừng...

(Vietnam+)

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất