| Hotline: 0983.970.780

Tổng kết mô hình bón phân Văn Điển cho cây chè ở Phú Thọ

Thứ Năm 27/03/2014 , 13:58 (GMT+7)

Mô hình bón phân đa yêu tố NPK Văn điển lãi thuần thu được 26.324.000 đồng và lãi so với đối chứng 607.000 đồng/ha (năng suất tăng 13 - 15%...)

Trong 2 năm 2011 - 2012, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Chè, Viện KHKTNLN Miền núi phía Bắc đã hợp tác với Cty Phân lân Nung chảy Văn Điển tiến hành thực nghiệm bón phân chuyên dụng Văn Điển cho cây chè LDP thời kỳ kinh doanh, sau đây là một số kết quả và khuyến cáo của các tác giả.

NHỮNG KHÓ KHĂN CHO CÂY CHÈ TRUNG DU - MIỀN NÚI

Đối với đất trồng chè, đại bộ phận là đất dốc, tầng đất canh tác mỏng, nhiều nơi chỉ dày 50- 70 cm, độ dày >1m là rất hiếm. Mùa mưa thì đất bị rửa trôi, xói mòn, mùa khô thì cây chè gặp hạn trầm trọng, đó là nguyên nhân chính làm giảm năng suất cây chè.

Canh tác chè ở Việt Nam trong thời gian qua, do sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc trừ sâu hoá học trong thời gian dài, đặc biệt là phương thức bón tăng đạm (urea) hoặc vãi đạm trực tiếp lên lá chè để rút ngắn thời gian thu hái đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh, đồng thời dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý tính của đất.

Ngoài các loại phân đa lượng, phân vi lượng cũng có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng búp chè. Từ các nhu cầu thực tiễn, các tác giả đã tiến hành thực nghiệm: “Nghiên cứu tác dụng của phân bón đa yếu tố NPK cho chè SX-KD tại Phú Hộ - Phú Thọ trong 2 năm 2011 - 2012”.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

Phân bón chuyên dụng chè NPK Đa yếu tố Văn Điển:

- Phân Đa yếu tố thâm canh:  22:5:11 (N: 22%; P: 5%; K: 11%; S: 2%, MgO: 5%; CaO: 9%; SiO2: 8%; Zn, B, Cu, Mn, Co…)

- Phân Đa yếu tố phổ thông: 8:6:4 (8 N– 6P – 4K – 4S – 8 MgO – 16 CaO – 15 SiO2 – Zn, B, Cu, Mn, Co…)

- Phân lân Nung chảy Văn Điển dạng hạt màu xám ánh kim, có tính kiềm (pH: 8 - 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón vào đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng cho cây trồng, là thành phần chủ lực trong Phân Đa yếu tố NPK chuyên dụng cho cây chè.

Thí nghiệm 1: gồm 3 công thức: CT1: Đối chứng (Theo quy trình tỷ lệ N:P:K là 2:1:1 với 30N/tấn SP); CT2: Phân bón đa yếu tố thâm canh: 22N-5P-11K - 2S – 5 MgO – 9CaO – 8SiO2 – Zn, B, Cu, Mn, Co...; CT3: Phân bón đa yếu tố phổ thông: 8 N– 6P – 4K – 4S – 8 MgO – 16 CaO – 15 SiO2 – Zn, B, Cu, Mn, Co;

Thí nghiệm 2: Xây dựng mô hình thâm canh chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với dạng phân bón đa yếu tố thâm canh: 22N-5P-11K - 2S – 5 MgO – 9CaO – 8SiO2 – Zn, B, Cu, Mn, Co... Kết hợp với chế phẩm vi nấm phân giải chất hữu cơ phun dung dịch vào nền đất, diện tích 2ha.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

a) Năng suất:

- Mật độ búp: vào thời điểm tháng 8 công thức 1 (đối chứng) có mật độ búp nhiều nhất là 626,70 búp/m2, công thức 3 có mật đội búp ít nhất là 610,70 búp/m2. Sang tháng 9 mật độ búp của các công thức 2 và 3 đã có ảnh hưởng của hiệu lực phân bón do vậy mật độ búp tăng nhiều hơn so với công thức đối chứng, công thức 2 có số búp nhiều nhất là 528,00 búp/m2. Tháng 10 mật độ búp ở các công thức đều giảm so với tháng 9, công thức 2 có mật độ búp cao vượt trội đạt 498,89 búp/m2, công thức 3 đạt 450 búp/m2 và công thức 1 đối chứng có số lượng búp thấp nhất chỉ đạt 440,00 búp/m2.

- Năng suất búp tươi: Thời điểm tháng 8 công thức 2 thấp hơn đối chứng chỉ đạt 99,13 so với công thức 1, công thức 3 cao hơn công thức 1 là 101,29. Sang tháng 9 năng suất búp tươi ở công thức 2 và 3 có tăng lên hơn so với đối chứng là 102,94 – 103,35, đến tháng 10 cống thức 2 vượt hơn đối chứng 117,14% và công thức 3 cao hơn công thức 1 đối chứng là 111,23%.

b) Chất lượng:

- Kết quả đánh giá thử nếm cảm quan chè xanh cho thấy: Ngoại hình của các mẫu chè có thoáng tuyết, công thức 2 xoăn xanh non đạt điểm cao nhất 4,4 điểm. Về màu nước, công thức 2 có điểm cao nhất là 4,0 điểm bời màu nước xanh vàng sáng, công thức 3 đạt số điểm 3,7 điểm nước có màu xanh vàng, công thức 1 màu nước xanh vàng loãng do vậy số điểm đạt là 3,5 điểm. Về hương, công thức 2 có hương thơm vừa đạt 3,6 điểm, công thức 1 và 3 có hương thơm yếu đạt 3,3 điểm. Vị chè các mẫu đều có vị chát dịu và đều đạt 3,9 điểm.

c) Kết quả xây dựng mô hình bón phân đa yếu tố NPK theo VietGAP:

- Thời điểm tháng 3 (vụ xuân) mô hình đốn phớt có mật độ búp nhiều hơn mô hình đốn thường (theo quy trình), mô hình đốn phớt giống chè LDP2 có trọng lượng búp, sản lượng cao hơn đốn theo quy trình và đặc biệt là năng suất của mô hình đốn phớt cao hơn gấp hai lần mô hình đốn chè theo quy trình. Thời điểm từ tháng 5-tháng 7 (vụ hè) mật độ búp, sản lượng và năng suất búp tươi của mô hình đốn thường cao hơn mô hình đốn phớt. Thời vụ tháng 9 (vụ thu) mô hình bón phân đa yếu tố của Văn Điển có năng suất gần tương đương nhau.

- Xác định thành phần sinh hóa trong búp chè tươi là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng trông qua sự ảnh hưởng tác động của phân bón đối với cây trồng. Qua phân tích thành phần sinh hóa của hai mô hình đốn chè cho thấy hàm lượng chất hòa tan, tanin và cafein của mô hình đốn phớt đều thấp hơn mô hình đốn thường ở hầu hết các thời điểm thu hoạch, trong khi đó hàm lượng đường và axitamin của mô hình đốn phớt lại cao hơn đốn thường.

d) Hiệu quả áp dụng mô hình bón phân đa yếu tố

Mô hình

Năng suất (tấn/ha)

Tổng thu (đồng)

Chi phí (đồng)

Lãi thuần (đồng)

Lãi so với đối chứng (đồng)

Công lao đông

Vật tư

Mô hình bón phân Đa yếu tố

16,97

67.880.000

14.376.000

27.180.000

26.324.000

607.000

Mô hình bón theo quy trình (Đ/C)

15,00

60.000.000

12.800.000

21.483.000

25.717000

 

e) Hạch toán hiệu quả kinh tế:

Mô hình bón phân đa yêu tố NPK Văn điển lãi thuần thu được 26.324.000 đồng và lãi so với đối chứng 607.000 đồng/ha (năng suất tăng 13 - 15%, chưa tính tới cải thiện về cảm quan búp chè đẹp hơn, nâng cao chất lượng, hương vị và tăng tỷ lệ chất khô có lợi cho người chế biến, phần dư của phân bón không bị trôi rửa cung cấp tiếp dinh dưỡng cho năm sau).

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN CÁO

1. Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bước đầu cho kết quả về mật độ búp trên m2 và khối lượng búp 1 tôm 3 lá tăng hơn so với công thức đối chứng, do đó năng suất cùng tăng lên theo công thức 2 (tỷ lệ NPK: 22N-5P-11K-2S-5Mg-9CaO...) năng suất cao hơn đối chứng là 113,95 % và công thức 3 cao hơn đối chứng là 111,23 %. Thành phần cơ gới có tỷ lệ tôm và lá 1 cao hơn đối chứng; chất lượng chè qua thử nếm cảm quan đạt loại khá.

2. Xây dựng mô hình bón phân NPK đa yêu tố với hai phương thức đốn phớt và đốn thường cho thấy ở mô hình đốn phớt vụ xuân cho mật độ búp, năng suất cao hơn gấp 2 lần mô hình đốn thường. Thành phần nguyên liệu của mô hình đốn phớt tại thời điểm tháng 3 có tỷ lệ mù xòe thấp hơn rất nhiều so với đốn thường điều này có ý nghĩa rất hơn cho sản xuất chè vụ xuân mang lại giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao. Mô hình bón phân đa yêu tố NPK Văn điển lãi thuần thu được 26.324.000 đồng và lãi so với đối chứng 607.000 đồng

3. Quy trình kỹ thuật: Dùng phân bón đa yêu tố NPK Văn Điển: 22N-5P-11K-2S-5Mg-9CaO... cho chè sản xuất kinh doanh (loại hình 12 tuổi, năng suất 12-15 tấn/ha) và cần được phổ biến áp dụng rộng rãi trong sản xuất chè Trung du – Miền núi phía Bắc và các nơi có điều kiện tương tự của cả nước theo hướng dẫn sau đây:

- Lượng bón:  150-200 kg cho 1 tấn búp chè tươi.

- Điều kiện áp dụng: Vườn chè sạch cỏ dại, bón phân sau khi trời mưa ẩm độ đất đạt 80-85%, cuốc đất dọc theo tán chè, bỏ phân xuống và vùi đất lấp kín phân.

- Thời vụ bón:

Chia ra 3 lần trong năm chia ra theo tỷ lệ

+ Lần 1: Bón 40% lượng phân NPK đa yếu tố vào tháng 2 đến trung tuần tháng 3

+ Lần 2: Bón 30% lượng phân NPK đa yếu tố vào tháng 5

+ Lần 3: Bón 30% lượng phân NPK đa yếu tố vào tháng 8 đến tháng 9

- Các kỹ thuật khác

Thực hiện kỹ thuật thu hái, đốn, chăm sóc và BVTV theo quy trình hiện hành

(Theo Tài liệu của Viện KHKTNLN MNPB)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm