| Hotline: 0983.970.780

Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee thăm Việt Nam

Thứ Hai 15/09/2014 , 21:03 (GMT+7)

Ngày 15/9, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Ấn Độ tới Việt Nam và sau lễ đón chính thức, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee. 

Tham dự hội đàm về phía Việt Nam có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân cùng lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Về phía Ấn Độ có Bộ trưởng, Quốc vụ khanh phụ trách dầu khí Dharmendra Pradhan, các Nghị sỹ Quốc hội, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Preeti Saran và một số quan chức cấp cao khác.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Ấn Độ sang thăm cấp Nhà nước Việt Nam và đánh giá cao ý nghĩa trọng đại của chuyến thăm, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ. 

Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee bày tỏ vui mừng sang thăm cấp Nhà nước Việt Nam và đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước thời gian qua, đặc biệt kể từ khi hai bên thiết lập mối quan hệ Đối tác chiến lược năm 2007. 

Tổng thống Ấn Độ khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ và trong phát triển quan hệ của Ấn Độ với ASEAN. Hai bên nhất trí tăng cường và làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược với trọng tâm là hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học và kỹ thuật, dầu khí, văn hóa, kết nối nhân dân, và hợp tác khu vực và đa phương. 

Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các cơ chế hợp tác song phương, đặc biệt là Ủy ban liên Chính phủ, Tham khảo chính trị và đối thoại chiến lược, đối thoại an ninh và các cơ chế đối thoại khác giữa hai nước.

Hai bên khẳng định thực hiện hiệu quả các thỏa thuận nhằm mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác song phương. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trong thời gian tới; đồng thời tổ chức họp Ủy ban liên Chính phủ hai nước vào năm 2015 tại Việt Nam.

Hai bên nhất trí rằng hợp tác an ninh quốc phòng là một trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước; bày tỏ hài lòng về hợp tác hiện nay trong lĩnh vực này cũng như việc ký kết Bản Ghi nhớ về Hạn mức tín dụng trị giá 100 triệu đôla Mỹ mà Ấn Độ dành cho Việt Nam để mua sắm quốc phòng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển nhanh chóng của quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước; đưa kim ngạch thương mại hai bên đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015 và nhất trí cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.

Hai bên cũng đánh giá cao quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa và giao lưu nhân dân; hoan nghênh hãng hàng không Jet Airways của Ấn Độ hợp tác với Hãng hàng không Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Ấn Độ-Việt Nam, dự kiến vào tháng 11/2014. Hai bên nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo...

Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ lẫn nhau ứng cử làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Việt Nam ứng cử nhiệm kỳ 2020-2021 và Ấn Độ ứng cử nhiệm kỳ 2021-2022).

Hai bên nhấn mạnh nhu cầu về cải cách Liên hợp quốc và mở rộng Hội đồng Bảo an về số lượng thành viên thường trực và không thường trực. Ấn Độ cảm ơn Việt Nam đã dành sự ủng hộ nhất quán cho vị trí thành viên thường trực của Ấn Độ trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi cơ chế này được cải cách và mở rộng.

Hai nhà Lãnh đạo cũng nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông, giải quyết tranh chấp ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, thắm tình hữu nghị.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm