| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: 11 căn nhà chìm xuống sông

Thứ Hai 26/07/2010 , 08:59 (GMT+7)

Hơn 100 người sống dọc kênh Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh bỗng không có chỗ ở khi 11 căn nhà ở đây bất ngờ bị dòng sông nuốt chửng.

Hơn 100 người sống dọc kênh Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TP HCM bỗng không có chỗ ở khi 11 căn nhà ở đây bất ngờ bị dòng sông nuốt chửng.

Sáng 25/7, di dời vội một số tài sản còn sót lại trong căn nhà trưng dụng làm quán nhậu bị cắt làm đôi, anh Nguyễn Văn Giàu, chủ căn nhà số 17/133 kể, “Khoảng 10h tối 24/7, lúc đó tôi đang ngồi tính sổ sách thì bất ngờ nghe nhiều tiếng động mạnh, căn nhà rung lên bần bật. Ba thanh đà từ bên trên rơi xuống cùng nhiều vết xé ngang dọc căn nhà. Tôi chỉ kịp hô hoán và chạy ra ngoài. Trong tích tắc, toàn bộ khu vực phía sau căn nhà trôi xuống dòng sông đen kịt”. 30 người đang ngồi trong quán đã nhanh chân chạy thoát.

Khi thoát được ra ngoài đường, anh Giàu mới biết căn nhà kế cận cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hàng chục người với gương mặt hốt hoảng chạy tán loạn ra ngoài. Một khung cảnh hỗn loạn diễn ra. Rất may không có ai bị kẹt trong đống đổ nát chìm dưới sông.

Tại hiện trường, theo ghi nhận của PV sáng 25/7, nhiều phần sau của các căn nhà này bị cuốn xa hơn 10 m lập lờ trên mặt nước. Trên phần nền còn lại của những căn nhà chỉ còn trơ những khối bê tông, thanh đà nằm chỏng chơ dưới miệng một hàm ếch sâu. Nguy cơ sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra.

Ông Nguyễn Chí Trường, Chủ tịch UBND phường 27, quận Bình Thạnh cho biết, sau khi sự cố xảy ra, phường đã điều động hàng trăm người phối hợp cùng lực lượng Khu đường sông đến hiện trường giúp người dân đem tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm và ặn mò tài sản.

Theo thống kê ban đầu, không có ai thương vong khi vụ sạt lở xảy ra, có 2 xe máy, 4 tủ lạnh cùng nhiều tài sản của người dân trôi sông. Tổng cộng 11 căn nhà bị sụp xuống sông hoàn toàn, 12 căn nhà lân cận bị nứt tường, có nguy cơ sạt lở vào bất cứ lúc nào.

“UBND phường đã bố trí cho các hộ dân ở tạm tại các nhà văn hóa khu phố và bước đầu UBND quận Bình Thạnh hỗ trợ 2 triệu đồng cho mỗi hộ có nhà sạt xuống sông”, ông Trường nói.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hợp, Phó chủ tịch UBND phường 27 cho biết, khu vực này nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở cao và đang nằm trong dự án xây dựng bờ kè. Để triển khai xây dựng bờ kè này, 138 căn nhà sống dọc theo dự án phải di dời. Một số hộ dân đã chấp hành, nhưng một số chưa đồng tình với giá đền bù nên đến nay vẫn chưa giải tỏa hết.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm