| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: Cảnh báo nạn làm giả sổ đỏ

Thứ Ba 04/05/2010 , 10:20 (GMT+7)

Người dân cần hết sức tỉnh táo, không vì hám lợi mà bị bọn tội phạm chuyên làm giấy tờ giả lợi dụng gây án.

Sổ đỏ thật - giả lẫn lộn trong những mẩu quảng cáo rao bán nhà đất như thế này

Khoảng đầu tháng 3/2010, bà Đào Thị Hoàng Tiên (SN 1978, ngụ ấp Cây Trôm, xã Phước Hiệp, Củ Chi, TPHCM) tình cờ gặp một người đàn ông tên Tùng chạy xe ôm ở ngã tư An Sương. Quen biết chưa  bao lâu, Tùng ngỏ lời nhờ bà Tiên đứng ra giả mạo làm chủ đất của người khác để lừa đảo kiếm tiền chia nhau.

Trước viễn cảnh Tùng vẽ ra trước mắt quá tuyệt vời, bà Tiên vội vã nhận lời và sốt sắng đưa ngay giấy CMND của mình cho Tùng. Đến ngày 22/3/2010, Tùng gọi điện bảo bà Tiên đến khu vực ngã tư Giếng Nước để nhận lấy bộ hồ sơ gồm một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mang tên Nguyễn Thị Phán kèm theo đơn xin xác nhận tình trạng đất, đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, bản photo hộ khẩu của bà Phán và một CMND mang tên bà Phán nhưng lại dán hình của bà Tiên.

Sau đó, bà Tiên được Tùng dẫn đến một ngôi nhà với lời căn dặn rằng, nếu có ai hỏi thì cứ trả lời căn nhà đó là của mình. Cùng ngày qua ĐTDĐ, bà Tiên dẫn ông Dương Công Chiến (ngụ P3, Q11) đi xem nhà và thống nhất giá bán là 700 triệu đồng (rẻ hơn giá bán thị trường 1/3). Hôm sau, khi hai người đến Phòng Công chứng số 4 làm hợp đồng mua bán thì ông Chiến được công chứng viên hướng dẫn về UBND xã Tân Hiệp để xác minh lại tình trạng đất. Tại đây, ông Chiến tá hỏa khi được biết toàn bộ hồ sơ nhà đất đều giả. Tại Cơ quan công an, bà Tiên thừa nhận đã câu kết với Tùng làm giả giấy tờ nhà đất nhằm chiếm đoạt tài sản của người đến mua đất. Nhưng các giấy tờ trên, bà Tiên không biết ai làm bởi tất cả đều do tên Tùng đưa.

Tương tự, vào tháng 11/2009 bà  Lương Thị Mốt (ấp Nam Thới, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) đến Công an xã trình báo bị mất sổ đỏ số 96/1998/Q1 trong lúc sao y giấy tờ tại xã này. Sau đó, bà Mốt có đăng mẫu thông báo nhỏ trên báo về việc mất bản chính sổ đỏ nói trên.

Bất ngờ, ngày 9/12/2009, bà Trần Thúy Hương (ngụ P14, Q.Bình Thạnh) đến Công an xã Thới Tam Thôn trình báo trước đó ngày 25/11, có một người đàn ông tên Danh đến nhà bà hỏi vay 1 tỷ đồng để trả nợ xã hội đen dưới hình thức “ủy quyền”. Gã này đưa cho bà Hương một bộ hồ sơ giấy tờ đất gồm sổ đỏ, giấy xác nhận độc thân và đơn xin xác nhận  tình trạng nhà đất (bản chính) mang tên Lương Thị Mốt để làm tin.

Nhận thấy sổ đỏ này nếu ra ngân hàng thế chấp cũng vay được ít nhất 3 tỷ nên bà Hương yêu cầu ra công chứng ủy quyền cùng với Danh và một phụ nữ tự xưng tên Mốt tại Phòng Công chứng số 6 trên đường Nguyễn Văn Đậu, Q. Bình Thạnh. Tại đây, bà đã giao đủ 1 tỷ đồng cho tên Danh nhưng sau đó bà Hương té ngửa khi nhận được thông báo của Phòng Công chứng xác nhận tất cả giấy trên cũng đều là giả mạo. Hiện Công an huyện Hóc Môn đã tạm giữ Giàu và Tiên để tiến hành điều tra, còn hai tên Tùng và Danh thì đang truy xét. 

Thượng tá Lâm Văn Minh, Phó trưởng Công an huyện Hóc Môn cho NNVN biết, hiện cơ quan công an đang tích cực chỉ đạo, yêu cầu các xã, thị trấn trong huyện phổ biến, giáo dục cho người dân nâng cao tinh thần cảnh giác với phương thức thủ đoạn lừa đảo tinh vi nêu trên, đồng thời cũng kêu gọi mọi người dân cần hết sức tỉnh táo, không vì hám lợi mà bị bọn tội phạm chuyên làm giấy tờ giả lợi dụng gây án.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm