| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: Cấp bách tìm giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước tuyến sông, kênh, rạch

Thứ Năm 18/12/2014 , 15:32 (GMT+7)

Ngày 18/12 đã diễn ra hội thảo “Giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM” do báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Sở TN-MT, Sở KH-CN, Viện Môi trường và Tài nguyên tổ chức.

Lý do có hội thảo trên xuất phát từ bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường kênh rạch nghiêm trọng khiến kênh rạch là nơi phát sinh hàng loạt dịch bệnh, gây nguy hại cho đời sống, sức khỏe của người dân.

Theo ông Cao Tung Sơn, Phó chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thì, ô nhiễm hữu cơ có xu hướng tăng từ năm 2005 đến năm 2008, sau đó giảm dần đến năm 2014.

Trong năm 2014, ô nhiễm hữu cơ có chiều hướng tăng cao ở mùa khô và giảm vào mùa mưa. Trên toàn địa bàn thành phố có tổng thể 3.268 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài là hơn 5.000 km, nhưng có đến 4 đơn vị  cùng đang quản lý.

Bất cập hơn, 4 đơn vị trên chỉ quản lý khai thác, sử  dụng và cấp phép xả thải ra sông, kênh rạch, còn chất lượng nguồn thải không đảm bảo yêu cầu thì lại do Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm.

Hơn nữa, việc vi phạm xả thải của người dân xuống hệ thống kênh rạch hiện nay rất phở biến, dù Luật bảo vệ môi trường cũng đã có quy định xử phạt nhưng chưa thể thực hiện được vì Luật không xác định rõ lực lượng có chức năng thanh kiểm tra và xử phạt…

TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng, cán bộ khoa học của Sở Tài Nguyên môi trường thì tỷ lệ ô nhiễm do các KCN thải xả không cao bằng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt đổ ra kênh rạch.

Bên cạnh đó, đã từ lâu, không còn kinh phí để thực hiện công tác vớt rác kênh rạch, ngoại trừ một số  đoạn của kênh Tàu Hủ  - Bến Nghé và Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Điều này đã khiến cho lượng rác trên hệ thống kênh rạch ngày càng dày đặc.

Buổi hội thảo có sự tham gia đóng góp ý kiến của đại diện các cấp Quản lý, các nhà khoa học chuyên gia trong lĩnh vực môi trường từ các Viện nghiên cứu, trường Đại học, cũng như ghi nhận ý kiến thực tế từ các hộ dân tiêu biểu ở 24 quận huyện.

Ông Phạm Văn Tân (quận 11) cho biết, ông đã phải hốt rác ngoài giờ trên kênh rạch hơn 20 năm nay. Những năm gần đây rác ngày càng nhiều hơn. Dẫu làm công tác vận động tuyên truyền mấy cũng vẫn còn vài hộ lén xả rác xuống sông. Từ gia cầm chuột chết đến rác thải gia đình như nệm, gối… Ông kiến nghị các khu phố nên tổ chức các buổi lao động công ích vớt rác kênh rạch cho các hộ dân để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Hầu hết kiến nghị trong hội thảo, ngoài tăng cường bộ phận giám sát, thanh kiểm tra và thành lập hệ thống quan trắc tự động thì cần phải có chính sách xử phạt mang tính răn đe thích đáng.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất