| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: Dân lại "tố" chia tiền đền bù không công bằng

Thứ Hai 24/01/2011 , 10:35 (GMT+7)

Dự kiến ngày 24/1, tiền bồi thường sẽ chi trả đợt 1 nhưng dự đoán sẽ khó suôn sẻ bởi dân tiếp tục “tố”!.

Ông Lê Văn Hai trình bày với PV NNVN về nỗi bức xúc của gia đình mình

So với Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TPHCM triển khai công tác chia tiền đền bù cho dân sớm nhất nhưng thời gian chi trả đang đứng sau cùng. Dự kiến hôm nay ( 24/1) sẽ chi trả đợt 1 nhưng dự đoán sẽ khó suôn sẻ bởi dân tiếp tục “tố”!.

Theo đó, trong danh sách gồm hàng trăm hộ dân ở Thạnh An, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, Long Hòa làm đầm, đập trước đây đã được huyện khảo sát, sàng lọc dựa trên cách tính toán của Viện Môi trường-Tài nguyên phân ra hai vùng gồm vùng ô nhiễm nghiêm trọng ( ký hiệu M) và ô nhiễm (L). Ông Phan Văn Phận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cần Giờ ( HND) từng phát biểu toàn bộ đơn khiếu nại kê khai của dân trong từng vùng bị thiệt hại do ô nhiễm của sông Thị Vải đều hợp lệ, không trùng lặp và đã được chính quyền xác minh.

Thế nhưng, danh sách niêm yết lần 4 cuối cùng, tại xã Tam Thôn Hiệp và Bình Khánh trong 197 hộ dân được chia số tiền 17,1 tỷ đồng bỗng dưng “lòi” ra hàng chục hộ trước đây không hề có đơn kiện Vedan nhưng vẫn được huyện đưa vào, trong đó nhiều trường hợp có quan hệ gia đình với ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch HND xã Tam Thôn Hiệp. Cụ thể bà Dương Thị Năm ( ấp An Hòa, mẹ vợ), bà Lê Thị Hồng (chị vợ), Dương Văn Tài ( anh rễ), Dương Văn Thỉnh (cậu vợ).. Điều đáng nói, thay vì chia tiền đền bù theo đánh giá mức độ, tỷ lệ thiệt hại của từng vùng ô nhiễm qua từng năm, đã được các nhà chuyên môn và Hội Nông dân (HND) xác định thì lần này huyện lại thay đổi 180 độ bằng cách chia tiền cào bằng mà không hề tổ chức họp dân để lấy ý kiến. Với cách chia “cào bằng” này thì bình quân mỗi hộ nhận được 87 triệu đồng.

Thế nên đã có 23 hộ dân cương quyết không đồng ý nhận tiền, bởi vì căn cứ vào danh sách niêm yết vào các lần trước đó, những hộ dân này đều được đền bù từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Thậm chí có hộ như ông Lê Văn Hai (ấp An Hòa) được lên danh sách đền bù tới những 1,7 tỷ đồng. “Bây giờ, huyện bảo chúng tôi nhận có 87 triệu đồng cũng giống như những hộ trước đây chỉ yêu cầu Vedan đền bù thiệt hại có 9 triệu đồng như của bà Nguyễn Thị Mưa hoặc 30 triệu như bà Nguyễn Thị Phái, Nguyễn Văn Cái, Nguyễn Văn Nhiệp..thì làm sao chúng tôi chấp nhận được!.”- ông Hai nói.

Nhằm giải quyết khiếu nại chính đáng của 23 hộ dân nói trên, ngày 21/1/2011, ông PCT huyện Đoàn Văn Sơn đưa ra phương án “chữa cháy” bằng cách yêu cầu họ viết giấy ủy quyền cho HND để Hội đi “vận động” trên 170 hộ dân còn lại trích mỗi hộ ra 10 triệu đồng để hỗ trợ thêm. Ông Lê Văn Tám, một trong 23 hộ dân khiếu nại phản ứng quyết liệt trước cách giải quyết này. Ông nói: “ Chúng tôi không xin tiền hỗ trợ thêm của ai cả mà chỉ cần cách giải quyết công bằng và hợp lý. Thậm chí, chúng tôi còn tự nguyện xin được bỏ tiền ra để huyện và các nhà chuyên môn đi khảo sát lại. Nếu huyện vẫn tiến hành theo cách giải quyết bình quân không theo cam kết ban đầu, cũng như đưa vào danh sách chia tiền đền bù với nhiều hộ không rõ ràng, thân quen cán bộ mà không họp công khai cho dân biết cụ thể thì chúng tôi cương quyết sẽ không nhận tiền cho dù Tết Nguyên đán sắp gần kề..”

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất