| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: DN điêu đứng vì “ông” quản lý thị trường

Thứ Ba 12/10/2010 , 10:07 (GMT+7)

Vụ việc bất ngờ ập xuống Cty Hoàng Gia Anh (gọi tắt Cty HGA) khi ngày 27/5/2010, Đội QLTT Q.Tân Phú tạm giữ một lượng lớn vải tại kho hàng số 79/10 đường Phú Thọ Hòa (P.Phú Thọ, Q.Tân Phú).

Ông Đức bên lô hàng đang chờ bán thanh lý vì không cung cấp đúng thời gian và số lượng cho Cty MK theo hợp đồng

Mặc dù giám đốc Cty TNHH Hoàng Gia Anh (gọi tắt HGA, đường Thống Nhất, P.11, Q.Gò Vấp) đã chứng minh được tính hợp pháp hoàn toàn của lô hàng may mặc trị giá hàng tỷ đồng, thế nhưng quản lý thị trường (QLTT) quận Tân Phú (TP.HCM) vẫn tham mưu cho UBND Q.Tân Phú ra quyết định tịch thu một phần lô hàng(!).

Việc làm khó hiểu trên đã đẩy DN Hoàng Gia Anh có nguy cơ phá sản vì bị đối tác kiện vi phạm hợp đồng và hàng trăm công nhân có khả năng thất nghiệp.

Đủ chứng từ vẫn bị phạt

Vụ việc bất ngờ ập xuống Cty Hoàng Gia Anh (gọi tắt Cty HGA) khi ngày 27/5/2010, Đội QLTT Q.Tân Phú tạm giữ một lượng lớn vải tại kho hàng số 79/10 đường Phú Thọ Hòa (P.Phú Thọ, Q.Tân Phú) do bà Nguyễn Thị Kim Phượng làm chủ. Theo biên bản tạm giữ, lý do là lượng vải ngoại nhập tại kho hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định; hàng không có hóa đơn, chứng từ.

Trao đổi với PV NNVN bà Kim Phượng cho biết, lô hàng trên của Cty HGA ký gửi tại kho nên chỉ có hóa đơn chứng từ photo do đơn vị gửi cung cấp. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Cty HGA đã đưa cho bà Kim Phượng toàn bộ chứng từ gốc gồm: hóa đơn VAT, phiếu xác nhận giao hàng và bảng bán hàng thanh lý theo hợp đồng số 03/TTG-HGA giữa Cty TNHH ITG-Phong Phú (tại Đà Nẵng) và Cty HGA cho QLTT Tân Phú.

Ông Đặng Văn Đức – PGĐ Cty HGA cho NNVN biết, toàn lô hàng chúng tôi mua làm nguyên liệu sản xuất theo đơn đặt hàng của Cty MK (quận 12). Ngày 8/6/2010 cty đã làm đơn xin giải quyết sự việc gửi QLTT Tân Phú và nêu rõ, việc hàng hoá bị QLTT Tân Phú tạm giữ kéo dài bất hợp pháp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất. Hiện nay Cty MK liên tục đánh công văn yêu cầu chúng tôi phải thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên do không có nguyên liệu để thực hiện nên chúng tôi phải cho công nhân tạm nghỉ việc. Tuy nhiên, hơn một tháng sau, tức ngày 30/6 và 1/7 phía QLTT Tân Phú mới có buổi làm việc trực tiếp với chúng tôi. Theo đó, QLTT Tân Phú ra biên bản vi phạm hành chính và gửi tờ trình để UBND Q.Tân Phú làm căn cứ ra quyết định số 509/QĐ-XPHC ngày 6/7 về việc “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại” 10 triệu đồng và tịch thu 9999 kg vải trị giá gần 600 triệu đồng với lý do “hàng nhập lậu”.

Hàng trăm công nhân bị vạ lây

Do bị phạt oan uổng, Cty HGA làm đơn khiếu nại khẩn cấp quyết định của UBND Q.Tân Phú. Theo UBND Q.Tân Phú, ngày 21/5/2010 Cty HGA ký hợp đồng mua bán lô hàng với Cty ITG-Phong Phú với tổng giá trị 1,258 tỷ đồng không trùng khớp với ngày xuất hóa đơn VAT là ngày 14/5/2010 (thực tế là ngày 15/5 với tổng giá trị 1,225 tỷ đồng).

Liên quan đến dấu hiệu sai phạm của QLTT quận Tân Phú, ngày 25/9/2010 bà Nguyễn Thị Hồng – Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã có công văn khẩn số 7027/VP-TM chỉ đạo Thanh tra TP.HCM kiểm tra rà soát toàn bộ nội dung vụ việc để báo cáo và đề xuất hướng xử lý cho UBND TP.
Tại buổi làm việc ngày 30/6 và 1/7/2010, ông Đức khai toàn bộ số vải bị tạm giữ do Việt Nam sản xuất, tuy nhiên khi kiểm tra thì vải này là do nước ngoài sản xuất và không có liên quan đến vải trong hợp đồng mua bán cũng như hóa đơn VAT của Cty HGA và ITG-Phong Phú. Về vấn đề này, ông Đức lý giải, những sai sót, giữa HGA và ITG-Phong Phú đã được làm phụ lục hợp đồng 01 ngày 15/5 (ký hợp đồng 03/ITGPP-HGA ngày 12/5 nhưng do sơ xuất trong đánh máy thành ngày 21/5). Việc ký phụ lục hợp đồng dựa trên điểm 4.2 của hợp đồng 03/ITGPP-HGA về việc thống nhất điều chỉnh ngày ký hợp đồng là ngày 12/5/2010 và điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng là 1,255 tỷ. Ông Đức cho biết đã trình bày những vấn đề trên là bình thường trong việc ký kết hợp đồng nhưng không được QLTT Tân Phú chấp nhận.

Về “nguồn gốc lô hàng bị tạm giữ là do Việt Nam sản xuất nhưng qua kiểm tra thực tế, QLTT Tân Phú phát hiện là hàng do nước ngoài sản xuất”, ông Đức cho rằng đây là lô hàng thanh lý, gồm rất nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó cũng có hàng sản xuất tại Việt Nam nên mới khai là hàng sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên “hàng sản xuất tại Việt Nam hay nước ngoài thì cũng không phải trách nhiệm của Cty HGA, bởi chúng tôi chỉ biết mua hàng của ITG-Phong Phú và quá trình mua bán của chúng tôi là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Còn nếu QLTT cho rằng hàng lậu, thì phải xác định đơn vị bán (tức Cty ITG-Phong Phú - PV) chứ không phải từ một đơn vị mua hàng.

Cũng theo ông Đức, Cty HGA đã từng vượt qua những thời kỳ khó khăn nhất đối với DN may mặc trong việc bị áp hạn ngạch. Tuy nhiên đúng vào thời điểm DN may mặc được ưu tiên trong sản xuất, kinh doanh thì Cty HGA lại dinh vào khó khăn do chính các cơ quan Nhà nước gây ra. Ngay sau khi bị QLTT Tân Phú tạm giữ lô hàng, CtyHGA bị đối tác là Cty MK kiện đòi bồi thường hợp đồng lên tới gần 130.000 USD (hàng hóa bị QLTT Tân Phú tạm giữ dùng để sản xuất theo đơn đặt hàng của MK) và gần 200 công nhân đã phải nghỉ do không có việc làm.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất