| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Nắng nóng - Trẻ viêm phổi tăng mạnh!

Thứ Tư 12/05/2010 , 10:17 (GMT+7)

Mấy ngày nay tình trạng trẻ em nhập viện liên quan đến hô hấp tăng đột biến, nguyên nhân chủ yếu là do nắng nóng...

Quá tải bệnh nhi ở các bệnh viên Nhi đồng tại TP.HCM

Những ngày gần đây TP.HCM và các tỉnh lân cận luôn trong tình trạng nắng nóng khủng khiếp. Tình trạng này đã khiến số lượng người bệnh nhập bệnh viện tăng đột biến, phần lớn là các bệnh đường hô hấp đặc biệt là bệnh phổi…

Hiểm họa bệnh phổi!

Ngay từ sáng sớm hôm qua 11/5, theo ghi nhận của PV NNVN tại BV Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TP.HCM), hàng loạt các bà mẹ bế trẻ ngồi chật cứng ở các phòng chờ. Điều đáng nói, qua khảo sát hơn 10 bé thì hầu hết đều có bệnh liên quan đến phổi.

Bà mẹ trẻ Tống Thúy Chi ở Biên Hòa, Đồng Nai cho biết, do bệnh viện nhi dưới này quá đông nên đành đi trái tuyến nhưng thật bất ngờ ở dưới này còn đông hơn gấp bội. Tui đi từ sáng sớm 5 giờ, hơn 6 giờ sáng tới nơi nhưng đã chật kín người. Chị Chi đưa cháu Nguyễn Hoàng Khởi (3 tuổi) đi khám vì có dấu hiệu bị viêm phế quản, bác sỹ phòng mạch tư dưới Biên Hòa khám và cho thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm… Tương tự, rất nhiều bà mẹ đưa con từ miền Tây và khu vực miền Đông đã đồng loạt đưa con về TP.HCM khiến cho bệnh nhi trở nên quá tải.

Trao đổi với chúng tôi, Th.S, BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng I cho hay, mấy ngày nay tình trạng trẻ em nhập viện liên quan đến hô hấp tăng đột biến. Viêm hô hấp có nhiều dạng, nếu ở dạng nhẹ thì hầu hết có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ đã không kịp phát hiện giai đoạn trẻ biến chứng từ viêm hô hấp sang viêm phổi. Viêm phổi là nguyên nhân nhập viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển.

Phòng tránh thế nào?

Làm thế nào để phát hiện và điều trị sớm viêm phổi ở trẻ em để có thể chặn đứng kịp thời những hiểm họa cũng như những biến chứng do bệnh phổi gây ra? Theo bác sỹ Anh Tuấn dấu hiệu thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi. Khi viêm phổi diễn biến nặng, phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ lõm vào mỗi khi trẻ thở hít vào (thay vì nở ra như bình thường) thì cần đưa trẻ nhập viện ngay để điều trị. Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ hoặc quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

Th.S, BS Tuấn nhấn mạnh: Khi trẻ dưới 2 tháng tuổi bỗng bỏ bú hoặc bú kém, co giật, ngủ li bì, sốt hoặc lạnh, thở khò khè ấy là trẻ đang trong giai đoạn nguy kịch cần được cấp cứu. Với trẻ dưới 5 tuổi khi trẻ không thể uống được gì, co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng thì gia đình cần phải đưa bé nhập viện ngay. Để điều trị có hiệu quả bệnh viêm phổi, các bậc phụ huynh cần lưu ý cho trẻ uống kháng sinh đủ liều và đúng thời gian là điều rất quan trọng để trẻ có thể khỏi bệnh. Các bậc cha mẹ có con bệnh đang điều trị (còn thuốc) không được tự ý ngưng thuốc dù dấu hiệu cho thấy trẻ đã khỏi bệnh.

Nhiều bậc cha mẹ thường xót ruột khi thấy con ho từng cơn nặng, dài tuy nhiên đây chỉ là phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ và tránh cho trẻ dùng các loại thuốc ho không an toàn có thể gây ngộ độc. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc ho trong những ngày này cần lưu ý tránh sử dụng thuốc Tylenol và Zyrtec có nguồn gốc từ Mỹ. Đây là các loại thuốc si-rô trị ho, hạ sốt, giảm đau dành cho trẻ em đang bị Chính phủ Mỹ thu hồi vì không đạt chất lượng và Cục quản lý dược VN cũng đã ra lệnh thu hồi. Tổ chức y tế thế giới cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng, hoa hồng bạch…

Trong thời gia điều trị bệnh ngoài việc cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh thì cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức... Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng - giảm ho và tránh mất nước. Riêng trẻ điều trị ngoại trú cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá đáp ứng với điều trị. Trường hợp tốt (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn - bú khá hơn) sẽ được  tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian để đảm bảo khỏi bệnh.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất