| Hotline: 0983.970.780

Trà chanh chém gió: Dấu hiệu sụp đổ của những đế chế

Thứ Tư 26/07/2017 , 06:50 (GMT+7)

Khi để cầu thủ trụ cột ra đi, rất nhiều đội bóng lớn trong quá khứ đã trắng tay trong một thời gian dài, thậm chí sụp đổ.

Barca đang quyết tâm giữ Neymar bằng mọi giá

Gần đây nhất phải kể đến trường hợp của Arsenal. Năm 2005, họ bán Patrick Vieira. Năm 2007, họ để Thierry Henry ra đi. Tới năm 2011 là Cesc Fabregas và 2012 là Robin Van Persie. Điểm chung của họ, đều giữ băng thủ quân “Pháo thủ” khi rời Emirates, đồng thời nối dài cơn khát danh hiệu tại Ngoại hạng Anh, cũng như Champions League của CLB lên 13 năm.

Trước khi nạn “chảy máu nhân tài” xảy ra, đội bóng của Arsene Wenger là một trong hai đội mạnh nhất nước Anh, bên cạnh Man Utd. Nhưng kể từ thời điểm chấp nhận chia tay trụ cột, họ xuống dốc không phanh và luôn nằm ngoài cuộc đua các danh hiệu lớn.

Không rõ ràng như Arsenal, nhưng Man Utd cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc bán Cristiano Ronaldo hè 2009. Đội chủ sân Old Trafford thống trị Ngoại hạng Anh với ba chức vô địch liên tiếp và hai mùa liền vào chung kết Champions League khi có siêu sao người Bồ Đào Nha trong đội hình. Nhưng sau khi bán Ronaldo đi, họ không còn là thế lực tại châu Âu nữa. “Quỷ đỏ” thậm chí bị loại ngay từ vòng bảng Champions League mùa 2011-2012.

Tuy nhiên, nổi tiếng nhất phải kể đến sự sụp đổ của Barca sau khi Luis Figo thực hiện cú lật kèo lịch sử năm 2000. Việc ngôi sao quan trọng bậc nhất ra đi khiến đội bóng xứ Catalan loay hoay tìm người thay thế. Họ mang Marc Overmars, Javier Saviola, Juan Riquelme về Camp Nou nhưng đều không thành công.

Barca phải chịu cảnh 5 năm trắng tay sau thời khắc để Figo chuyển đến Real Madrid. Họ thay 5 tướng trong thời gian này và chỉ tìm lại được ánh hào quang khi bổ nhiệm Frank Rijkaard, người tìm ra phương án thay thế hoàn hảo cho Figo mang tên Ronaldinho.

Thay thế trụ cột chưa bao giờ là điều đơn giản. Đó là lý do tại sao Barca đang quyết tâm giữ Neymar bằng mọi giá, kể cả việc nhờ các đồng đội tác động đến chân sút người Brazil.

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm