| Hotline: 0983.970.780

Trà chanh chém gió: Nghi vấn tài sản của ông chủ Milan

Thứ Tư 22/11/2017 , 06:50 (GMT+7)

Hơn một năm sau khi chính thức trở thành ông chủ AC Milan, khối tài sản cùng tiềm lực tài chính của Lý Dũng Hồng chính thức bị đặt nghi vấn.

Lý Dũng Hồng (phải) bên cạnh ông chủ cũ của AC Milan, Berlusconi

Gia sản của ông chủ họ Lý đã bị đặt câu hỏi, ngay khi quá trình đàm phán giữa một nhóm doanh nhân Trung Quốc mà ông làm đại diện với Silvio Berlusconi về việc chuyển quyền sở hữu Milan diễn ra hồi năm 2016. Khi ấy, nhiều tờ báo lớn tại Ý đã cử phóng viên đến tận địa chỉ đăng ký kinh doanh của Lý Dũng Hồng, nhưng họ đều nhận được câu trả lời, rằng đó là địa chỉ ma.

Ngay cả những người dân bản địa cũng không biết Dũng Hồng là ai, bất chấp việc ông khăng khăng về đế chế tài chính tại quê nhà. Phải mất một năm sau ngày trở thành người nắm quyền lực tối cao tại San Siro, gia thế của ông Lý mới phần nào được tờ New York Times đưa ra ánh sáng.

Theo nhật báo nước Mỹ, ông chủ Milan không giàu như lời đề nghị 860 triệu USD dành cho đội bóng nước Ý. Ông từng dính vào hàng loạt vụ kiện tụng, tranh chấp trong làm ăn với nhiều đối tác trong nước. Nhiều bằng chứng cho thấy, ông Lý đã cố tình làm sai lệch thông tin liên quan đến tình hình tài chính cá nhân. Thậm chí mục đích mua đội bóng giàu thành tích bậc nhất xứ mỳ ống của Lý Dũng Hồng cũng bị ngờ vực. Ông muốn thật sự phát triển thương hiệu cá nhân và chấn hưng Milan, hay chỉ muốn rửa tiền và tuồn các dòng tiền phi pháp khỏi Trung Quốc.

Những bất ổn về tài chính của ông chủ họ Lý ảnh hưởng trực tiếp đến Milan. Họ từng không được phép sử dụng hai tân binh đắt giá là Leonardo Bonucci và Lucas Biglia vì đội bóng áo sọc đỏ đen chưa có giấy tờ vay thế chấp từ ngân hàng, thay vì họ có sẵn tiền mặt để trả cho Juventus và Lazio.

Một nửa số tiền mua quyền sở hữu Milan và toàn bộ gần 300 triệu USD ném vào thị trường chuyển nhượng hè 2017 của ông Lý đều là từ vay mượn. Thay vì đổi đời, CĐV Milan giờ lo nơm nớp việc CLB phải còng lưng trả nợ, giống như Man Utd vì một tỷ phú “dỏm”.

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm